24/06/2018, 16:55

Câu hỏi ôn tập bài 35: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp (nhà nước và nhân dân) ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Gợi ý làm bài – Thủ công nghiệp nhà nước: + Để phục vụ nhu cầu của nhà nước, cả chính quyền Lê – Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây ...

Câu 1. Trình bày những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp (nhà nước và nhân dân) ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Gợi ý làm bài

–              Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Để phục vụ nhu cầu của nhà nước, cả chính quyền Lê – Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng các quan xưởng.

+ Ở Đàng Ngoài, thuộc khu vực kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng thuyền, làm các đồ trang sức, may trang phục cho vua chúa, quan lại. Từ năm 1760 trở đi, chúa Trịnh còn cho phép các trấn cũng được mở xưởng đúc tiền.

+ Ớ Đàng Trong, bên cạnh những quan xưởng gần giống như ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng đúc súng và đóng thuyền.

+ Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công của nhà nước đều là những thợ thủ công giỏi, được tập trung từ các địa phương theo chế độ công tượng.

+ Nhìn chung, thủ công nghiệp của nhà nước tuy có mở rộng về quy mô sản xuất và trình độ kĩ thuật, nhưng vẫn bị ràng buộc chặt chẽ trong những tổ chức sản xuất với những quan hệ cưởng bức và nô dịch, ít có tác động đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

–              Thủ công nghiệp nhân dân:

+ Trong nhân dân, bộ phận thủ công chuyên nghiệp ở thành thị và nông thôn ngày cởng phát triển và có xu hướng trỏ thành bộ phận sản xuất chính. Những làng thủ công chuyên nghiệp ở nông thôn và phường thủ công chuyên nghiệp ở thành thi xuất hiện ngày cởng nhiều.

+ Trong những nghề thủ công phát triển nhất thời kì này, phải kể đến nghề khai mỏ và nghề sản xuất đường mía. Nghề khai thác mỏ ở Đàng Ngoài khá phát triển. Nghề sản xuất đường mía phát triển mạnh ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi (Đàng Trong) với kĩ thuật nấu đường đạt tới trình độ cao và số lượng đường xuất khẩu ngày càng lớn.

Câu 2. Trình bày sự phát triển thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Gợi ý làm bài

–              Buôn bán trong nước:

+ Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương được mỏ rộng hơn trước. Hầu hết các làng, các xã lớn ở vùng đồng bằng đều có chợ. Cá biệt ở một số” làng, hầu hết dân làng đều tham gia buôn bán trên thị trường. Tại các chợ, người ta mua bán đủ các thứ hàng, trong đó hàng nông phẩm và hàng thủ công là chủ yếu.

+ Trên đở phát triển của kinh tế hàng hóa, dần dần hình thành các luồng buôn bán, trao đổi thường xuyên giữa miền ngược và miền xuôi, miền duyên hải, hải đảo với nội địa, giữa các trung tâm kinh tế, thương mại lớn với các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, mối quan hệ buôn bán giữa nhân dân Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn được duy trì và mở rộng, bát cháp sự ngăn cám của triều đình.

–              Buôn bán với nước ngoài:

+ Môì quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuâ’t hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quô”c, Nhật Bản định cư lâu dởi và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

+ Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã sang buôn bán với nước ta và nhộn nhịp nhất là thế kỉ XVII. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Làn, Anh, Pháp đều đến lập thương điếm và buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Thương nhân phương Tây thường mua hàng từ nước này sang nước khác để bán kiếm lãi. Họ bán các thứ hàng hóa như bạc, vũ khí của Nhật Bản; tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ của Trung Quốc; len, dạ, súng đại bác, pha lê, thủy tinh và một số sản phẩm khác của nền công nghiệp phương Tây. Họ mua của ta sản phẩm thủ công nghiệp như đồ sứ, tơ lụa, đường mía và các loại lâm thổ sản.

+ Sự thông thương buôn bán với nước ngoài, nhất là các nước phương Tây, đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với các luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số” đô thị.

Câu 3. Những biểu hiện chứng tỏ sự hưng thịnh của đô thị Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII.

Gợi ý làm bài

–              Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến, đúng như dân gian xác nhận: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.

+ Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không ch1 là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa mở còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phô” hàng.

+ Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi chính quyền Lê – Trịnh đặt dinh Hiến trân Sơn Nam, nơi bố”c dở và trung chuyển hàng hóa từ các tởu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phô” Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại qucíc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.

–              Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị sầm uát như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phô” Hồ Chí Minh)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).

Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.

Câu 4. Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ngoại thương trong thời kì này.

Gợi ý làm bài

a) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII:

*             Thủ công nghiệp:

–              Các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng… ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

–              Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm tranh sơn mài.

– Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đức đồng… tăng lên ngày càng nhiều. Một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

–              Ngành khai thác mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

* Thương nghiệp:

“ Buôn bán phát triển mạnh d miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

–              Đã xuất hiện một số” làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng… Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngƯỢc cũng tăng lên.

–              Ngoại thương phát triển nhanh chóng. Thuyền buôn  các  nước, kể cả các nước châu Âu, đến nước ta ngày càng nhiều.

– Các thương nhân chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ… để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý… Nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Làn, Anh, Pháp đã xin lập phố xã, cửa hàng để có thể buôn bán lâu đời.

b) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ngoại thương:

– Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới.

– Do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

Câu 5. Tại sao ngoại thương nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII nhưng đến giữa thế kỉ XVIII thì suy yếu?

Gợi ý làm bài

–              Ngoại thương nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII do:

+ Sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới.

+ Chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

+ Điều kiện bờ biển nước ta thuận lợi cho tởu thuyền ra vào, nước ta lại có nhiều sản vật quý được các nước khác Ưa chuộng…

–              Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta suy yếu dần do:

+ Chế độ thuế khóa ngày cởng phức tạp.

+ Quan lại nhũng nhiễu, khám xét phiền phức, gây phiền hà tốn  kém cho thương nhân nước ngoài.

Câu 6. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, hoạt động ngoại thương của nước ta đã phát triển như thế nào? Đỉnh cao của sự phát triển đó là gì?

Gợi ý làm bài

a) Hoạt động ngoại thương của nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

–              Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở

cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển nhanh chóng.

–              Mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định cư lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

–              Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã sang buôn bán với nước ta và nhộn nhịp nhất là thế kỉ XVII. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Làn, Anh, Pháp đều đến lập thương điếm và buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

–              Thương nhân phương Tây thường mua hàng từ nước này sang nước khác để bán kiếm lãi. Họ bán các thứ hàng hóa như bạc, vũ khí của Nhật Bản; tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ của Trung Quốc; len, dạ, súng đại bác, pha lê, thủy tinh và một số sản phẩm khác của nền công nghiệp phương Tây. Họ mua của ta sản phẩm thủ công nghiệp như đồ sứ, tơ lụa, đường mía và các loại lâm thổ sản.

–              Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức…

–              Sự thông thương buôn bán với nước ngoài, nhất là các nước phương Tây, đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với các luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị. Đó là đỉnh cao của sự phát triển ngoại thương của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII. b) Sự hưng khởi của một số’ đô thị:

–              Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến, đúng như dân gian xác nhận: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến

+ Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không ch1 là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa mở còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng.

+ Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi chính quyền Lê – Trịnh đặt dinh Hiến trán Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến cổ khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.

–              Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố” Hồ Chí Minh)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).

Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.

Câu 7. Nêu những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Gợi ý làm bài

Trong các thế kỉ XVI – XVIII, mặc dù đất nước có nhiều biến động, nhưng do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế ở nước ta tiếp tục phát triển. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

–              Về nông nghiệp:

+ Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ sau sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

+ Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon, vừa cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay… Kinh nghiệm “nước, phân, cần, Giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở đất Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trồng vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như dừa, xoài, dứa… khá phát triển. Đây cũng là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

+ Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng… ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm tranh sơn mài.

+ Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng… tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

+ Ngành khai thác mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

–              về thương nghiệp:

+ Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương được mở rộng hơn trước. Hầu hết các làng, các xã lớn ở vùng đồng bằng đều có chợ. Cá biệt ở một số” làng, hầu hết dân làng đều tham gia buôn bán trên thị trường. Tại các chợ, người ta mua bán đủ các thứ hàng, trong đó hàng nông phẩm và hàng thủ công là chủ yếu.

+ Trên đà phát triển của kinh tế hàng hóa, dần dần hình thành các luồng buôn bán, trao đổi thường xuyên giữa miền ngược và miền xuôi, miền duyên hải, hải đảo với nội địa, giữa các trung tâm kinh tế, thương mại lớn với các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, mối quan hệ buôn bán giữa nhân dân Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn được duy trì và mở rộng, bất chấp sự ngăn cấm của triều đình.

+ Mối quan hệ buôn bán truyền thống với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định CƯ lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

+ Nhiều đô thị sầm uất xuất hiện như: Kinh Kì (Thăng Long), Phố Hiến, Thanh Hà (Hưng Yên), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội An (Quảng Nam)…

Câu 8. Việc mở rộng buôn bán với nước ngoài trong các thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII có ảnh hưởng gì đến tình hình kinh tế, chính trị của nước ta?

Gợi ý làm bài

Từ thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVIII, ngoại thương được phát triển mạnh ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Việc buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc, Nhật Bản được duy trì và phát triển; khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản đến định cư lâu dài ở nước ta và hoạt động buôn bán là chủ yếu. Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã sang buôn bán với nước ta và nhộn nhịp nhất là thế kỉ XVII. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Làn, Anh, Pháp đều đến lập thương điếm và buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Việc mở rộng buôn bán với nước ngoài đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

– Kinh tế:

– Ngoại thương phát triển đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, đẩy mạnh việc trao đổi hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế giới.

+ Kích thích hoạt động buôn bán, mở rộng thị trường trong nước.

+ Thúc đẩy các ngởnh nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

+ Thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị: Thăng Long, Phô” Hiến, Thanh Hà, Hội An.

– Chính trị: Thế kỉ XVI-XVIII, nhà nước phong kiến ở nước ta đang suy yếu, khủng hỏang do những cuộc chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước. Việc mở rộng buôn bán với nước ngoài có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa từ bên ngoài đối với nền độc lập của đất nước, bài vì chủ nghĩa thực dân phương Tây đã hình thành, nhu cầu đòi hỏi về nguyên liệu và thị trường ngày càng lớn.

Câu 9. Trình bày tình hình ngoại thương của nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII. Sự phát triển của ngoại thương có tác động gì đối với nền kinh tế trong nước?

Gợi ý làm bài

a) Tình hình ngoại thương của nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII:

–              Từ thế kỉ XI – XIV, thời Lý – Trần ngoại thương đã được mở rộng:

+ Trên vùng biên giới Việt – Trung, từ thời Lý đã hình thành các điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, hương liệu, vải vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng… đến trao đổi.

+ Thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam (như Gia-va, Xiêm, Ân Độ) đã qua buôn bán ở các vùng biển phía Bắc và miền Trung.

+ Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

+ Lạch Trường (Thanh Hóa), Cởn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng.

–              Vào thế kỉ XV, thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương mỏ rộng giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài ch1 được cập ben một vài cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

–              Đến thế kỉ XVI – XVIII, do việc giao lưu buôn bán trên thế giới phát triển và chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn, nên ngoại thương được phát triển mạnh. Biểu hiện:

+ Việc buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản được duy trì và phát triển hơn trước. Thế kỉ XVII – XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân Trung Quốc, Nhật Bản định CƯ lâu dởi và hoạt động buôn bán là chủ yếu.

+ Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã sang buôn bán với nước ta và nhộn nhịp nhất là thế kỉ XVII. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Làn, Anh, Pháp đều đến lập thương điếm và buôn bán với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Thương nhân phương Tây thường mua hàng từ nước này sang nước khác để bán kiếm lãi. Họ bán các thứ hàng hóa như bạc, vũ khí của Nhật Bản; tơ lụa, thuốc bắc, đồ sứ của Trung Quốc.; len, dạ, súng đại bác, pha lê, thủy tinh và một số” sản phẩm khác của nền công nghiệp phương Tây. Họ mua của ta sản phẩm thủ công nghiệp như đồ sứ, tơ lụa, đường mía và các loại lâm thổ sản.

–              Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần.

b) Tác động đối với nền kinh tế trong nước:

–              Ngoại thương phát triển đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, đẩy mạnh việc trao đổi hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế giới.

–              Kích thích hoạt động buôn bán, mở rộng thị trường trong nước.

–              Thúc đẩy sự phát triển của ngởnh nông nghiệp, thủ công nghiệp.

–              Thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị, trung tâm kinh tế.

Câu 10. Nêu biểu hiện của sự hưng khởi các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Sự hưng khởi của các đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý làm bài

a) Biểu hiện của sự hưng khởi các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII

–              Đàng Ngoài cổ hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và Phố Hiến, đúng như dân gian xác nhận: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.

+ Kinh kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không ch1 là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa mở còn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng. Kinh kì có 36 ph() phường và 8 chợ, là nơi có nhiều mặt hàng từ khắp nơi đưa về. Một thương nhân nước ngoài đã mô tả: “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần…”. Một thương nhân khác nói thếm: “Tát cả những vật phẩm khác nhau bán trong phố này đều được dành riêng cho từng phường…”.

+ Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) là nơi chính quyền Lê – Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.

–              Đàng Trong cũng xuất hiện nhiều đô thị sầm uát như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phô” Hồ Chí Minh)… nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).

+ Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng Đàng Trong, là một thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đồng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây. Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.

+ Thanh Hà cũng là một đô thị mới hình thành ở trên bờ sông Hương, gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự đồng ỷ của chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người đương thời đã gọi là “Đại Minh khách phố”.

b) Ý nghĩa của sự phát triển các đô thị (thế kỉ XVI – XVIII):

–              Thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; giúp đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, đánh dấu thời kì Đại Việt đi theo luồng giao lưu buôn bán quốc tế.

–              Mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của người dân Việt, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0