24/06/2018, 16:52

Câu hỏi ôn tập bài 25: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950) (Phần 1) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1 Câu hỏi 1: Thái độ của Pháp sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước ngày 14-9-1946 như thế nào? Trả lời câu hỏi: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại những điều đã cam kết, tiếp tục gây ra ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Thái độ của Pháp sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước ngày 14-9-1946 như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại những điều đã cam kết, tiếp tục gây ra những hành động khiêu khích với ta nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Câu hỏi 2: Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động nào nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?

Trả lời câu hỏi:

– Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

-Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

-Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.

– Ngày 18-12-1946, Pháp gửi hai tối hậu như buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

Câu hỏi 3: Trước những hành động ngang ngược của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp đối phó như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu.

– Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19-12-1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

– Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương

-Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu hỏi 4: Nêu nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

Trả lời câu hỏi:

– Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp.

– Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.

– Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

– Đêm 19-12-1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu với sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Hà Nội.

-Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

Câu hỏi 5: Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

Trả lời câu hỏi:

Đường lối kháng chiến của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, cụ thể:

– Kháng chiến toàn dân: biểu hiện ở toàn dân tham gia, chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân là bộ đội địa phương và dân quân du kích.

– Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao, trong đó chủ yếu và quyết định nhất là trên mặt trận quân sự.

– Trường kì: kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa xây dựng phát triển lực lượng.

– Tự lực cánh sinh: dựa vào sức người, sức của của chúng ta là chính, không trông chờ vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu hỏi 6: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?

Trả lời câu hỏi :

– Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, tiến bộ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

– Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì toàn dân ta tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Câu hỏi 7: Vì sao ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài và tự lực cánh sinh?

Trả lời câu hỏi:

– Vì tương quan so sánh lực lượng ban đầu giữa ta và địch quá chênh lệch, địch mạnh hơn ta rất nhiều cả về quân sự lẫn kinh tế. Ta phải đánh lâu dài để rút dần khoảng cách giữa ta và địch.

– Pháp muốn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh nên ta phải đánh lâu dài để phá tan âm mưu của Pháp.

-Tự lực cánh sinh: vì lúc đầu ta bị bao vây, cô lập chưa có sự giúp đỡ của bên ngoài, mặt khác, cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.

 Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945-1946) ( Phần 2) – Lịch sử 9

0