24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945-1946) ( Phần 2) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2 Câu hỏi 11: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp? Trả lời câu hỏi: – Nhân dân miền Nam đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược ngay từ đầu bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí, triệt nguồn tiếp tế của địch trong ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2

Câu hỏi 11: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời câu hỏi:

– Nhân dân miền Nam đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược ngay từ đầu bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí, triệt nguồn tiếp tế của địch trong thành phố, tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên khắp đường phố. Mở đầu là cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Sài Gòn – Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

– Nhân dân miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương chi viện sức người, sức của cho quân dân miền Nam chiến đấu, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước.

– Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng bộ Nam Bộ kháng chiến.

Câu hỏi 12: Âm mưu của quân Tưởng và bè lũ tay sai khi kéo quân  vào miền Bắc nước ta là gì?

Trả lời câu hỏi:

Quân Tưởng đã sử dụng bọn Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong, chúng đòi ta đáp ứng nhiều yêu sách kinh tế, chính trị như buộc ta phải cải tổ Chính phủ, gạt những đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ lâm thời, đòi cho chúng một số ghế trong Quốc hội…

Câu hỏi 13: Chủ trương đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai ở miền Bắc như thế nào?

Trả lời câu hỏi

Ta thực hiện chủ trương mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc chiến lược đốì với quân Tưởng và tay sai. Cụ thể, ta tạm thời hoà hoãn nhân nhượng chúng một sô” quyền lợi về kinh tế, chính trị nhưng vẫn kiên quyết trừng trị bọn phảri cách mạng và giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 14: Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai ?

Trả lời câu hỏi

Biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai là:

– Đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp chính thức.

– Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ”.

– Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; lập tòa án quân sự để trừng bị bọn phản cách mạng v.v..

 Câu hỏi 15: Tại sao ta chuyển sang hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp?

Trả lời câu hỏi:

-Ta hòa hoãn với Pháp là do Pháp và Tưởng bắt tay câu kết với nhau chống lại ta, kí hiệp ước Hoa- Pháp (28-12-1946), theo đó quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật để quân Tưởng rút về nước.

– Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa về nước thì Tưởng sẽ đứng về phía Pháp đánh lại ta. Nhưng nếu hòa hoãn với Pháp thì chẳng những ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.

Câu hỏi 16: Ta đã làm gì để thực hiện chủ trương hòa hoãn với Pháp?

Trả lời câu hỏi

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).

Câu hỏi 17: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) ?

Trả lời câu hỏi

– Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

– Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

– Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri.

Câu hỏi 18: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thái độ của thực dân Pháp ra sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để đối phó với thái độ của chúng?

Trả lời câu hỏi

– Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang  Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

– Pháp vẫn tăng cường các hoạt động khiêu khích làm cho quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

-Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

Câu hỏi 20: Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?

Trả lời câu hỏi

Mục đích của ta:

– Kí Hiệp định Sơ bộ để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc nước ta và tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp sau này.

– Kí bản Tạm ước nhằm kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.

Câu hỏi 22: Ý nghĩa của việc kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước ngày 14-9-1946 là gì?

Trả lời câu hỏi:

– Tuy ta không buộc được Pháp công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất có chủ quyền, nhưng ta đã buộc được chúng công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, làm cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.

– Nhờ hòa hoãn với Pháp mà ta đã phá tan được âm mưu của Pháp trong việc câu kết với Tưởng chống lại cách mạng nước ta, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với chúng, loại được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta.

– Kí hiệp định hòa hoãn với Pháp, ta có thêm thời gian hòa bình cần thiết để tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền, mở rộng mặt trận, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài.

– Việc kí hiệp định hòa hoãn với Pháp đã chứng tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn có chiến tranh xảy ra, do đó ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.

Câu hỏi 23: Lập niên biểu sau về những sự kiện chính của thời kì lịch sử từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ?

Trả lời câu hỏi
Thời gian Sự kiện
6-1-1946 Tổng tuyển cử trong cả nước.
29-5-1946 Hôi Liên Việt thành lập
8-9-1946 Chủ tịch nổ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ
23-1946 Tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước
23-0-1945 Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai
28-2-1946 Hiệp ước Hoa – Pháp
6-8-1946 Ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ
14-9-1946 Ta kí bản Tạm ước với Pháp

Câu hỏi 24: Sách lược của Đảng và Chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6/3/1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

Trả lời câu hỏi:

– Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù; Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, như sau:

– Trước 6/3/1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

– Sau 6/3/1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng nhằm tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu.

– Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp – Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp vào 28/2/1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi của Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng với Tưởng giải pháp phát xít Nhật.

– Tình hình đó đã đặt nhân dân ta đứng trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945-1946) ( Phần 1) – Lịch sử 9

0