Câu hỏi ôn tập bài 32: Việt Nam ở thế kỉ XV – Thời Lê sơ – Lịch sử 10
Câu 1. Hãy chứng minh rằng: “Thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt”. Gợi ý làm bài * Về chính trị: * Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt. – Nhà ...
Câu 1. Hãy chứng minh rằng: “Thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt”.
Gợi ý làm bài
* Về chính trị:
* Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt.
– Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
– Vào những năm 60, thời vua Lê Thánh Tông (1460 I 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính:
+ Ở trung ương, các chức: Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đời có quyền hành cao hơn trước.
+ Ở địa phương, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa nguyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo thừa tuyên là các phủ, huyện, châu, xã.
– Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử.
– Một bộ luật mới được ban hành với tên gọi là Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hốt các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
– Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ.
– Đói nội: tiếp tục củng cố khối đoởn kết các dân tộc trong nước.
– Đôi ngoại: Quan hệ Việt – Trung cũng như với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp.
* về kinh tế:
– Kinh tế nông nghiệp được chú trọng.
+ Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng công ở các làng xã, khuyến khích khai hoang, thành lập 43 sở đồn điền.
+ Hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp dần dần phục hồi và phát triển.
+ Kinh thành Thăng Long có 36 phô” phường vừa sản xuất hàng thủ công, vừa buôn bán. Nhiều chợ mọc lên ở các làng. Nhiều làng thủ công mới hình thành.
+ Ngoại thương kém phát triển, nhà Lê không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.
* về văn hóa:
– Thời Lê sơ, Nho giầo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt, các khoa thi được tổ chức đều đặn, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.
– Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo của nhân dân.
– Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ ra đời như Bình Ngô đại cáo, ức Trai th1 tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm th1 tập của Lê Thánh Tông,…
– Các công trình sử học, toán học ra đời.
Qua đó cho thấy thời Lê sơ, đất nước phát triển khá toởn diện, đạt tới đ1nh cao của sự phát triển nước Đại Việt ở thế kỉ XV.
Câu 2. Chứng minh sự hoàn thiện trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV.
Gợi ý làm bài
Trải qua các triều đại Lý – Trần – Hồ – Lê sơ (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV), nhà nước quân chủ ngày càng được tổ chức chặt chẽ và hoàn thiện. Từ trung ương đến địa phương, tổ chức chính quyền được bể sung, có hệ thống hơn. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan được quy định một cách cụ thể*
* Thời Lý, Trần, Hồ:
– Ở trung ương: chính quyền từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
– Ở địa phương: đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan.
* Thời Lê sơ:
– Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt, xây dựng nhà nước theo mô hình thời Trần, Hồ,
+ Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có Tể tướng và một số’ đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành năm đạo. Dưới đạo là các lộ, phủ huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ.
– Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông (1460 ị 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
+ Ở trung ương: các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đời có quyền hành cao hơn trước.
+ Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân Sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
Câu 3. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X – XV?
Gợi ý làm bài
* Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai:
– Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới,..
– Sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân”, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban. Quân đội được thành lập.
– Nhà Tiền Lê (980 – 1009) củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo, giao cho các con và tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội được chấn chỉnh.
* Thời Lý, Trần, Hồ: từng bước hoàn chỉnh bộ mấy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập:
I Các triều đại Lý (1009- 1225), Trần (1226- 1400), Hồ (1400 – 1407) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
– Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
– Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
– Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi 1ở xã quan.
– Ban đầu ở thời Lý, Trần, quan lại được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan.
* Thời Lê sơ: nhà nước quân chủ đạt đến đ1nh cao:
– Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại Việt, xây dựng nhà nước theo mô hình thời Trần, Hồ.
+ Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có Tể tướng và một số” đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành
Cấp bộ.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành năm đạo. Dưới đạo là các lộ, phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ.
– Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
+ Ở trung ương: các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được I thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đời 9′ có quyền hành cao hơn trước.
+ Ở địa phương: chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn 1 vị hành chính cơ sở.
– Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, thi cử.
Câu 4. Hãy nêu những điểm nổi bật của sự phát triển giáo dục thời Lê sơ. Tác dụng của sự phát triển này là gì?
Gợi ý làm bài
a) Điểm nổi bật của sự phát triển giáo dục thời Lê sơ:
– Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long cho em quan lại đến học; mở trường học ở các lộ.
_ Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được đi thi.
– Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập và thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
I Những ngứời đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xâ> dựng đất nước.
– Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 Trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 Trạng nguyên.
b) Tác dụng:
– Đưa nhà nước quân chủ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
– Thúc đẩy sự phát triển về chính trị, kỉnh tế, văn hóa.
– Thời Lê sơ ở thế kỉ XV thực sự là giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt.
Do quan niệm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mới mạnh rồi lên cao” nên giáo dục phát triển “thịnh nhất là thời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp. Kẻ sĩ bấy giờ… tài được đem ra sử dụng mở không bị bỏ rơi. Trong nước không sót nhân tài, triều đình không dùng nhầm người kém. Điển chương đầy đủ, chính trị ngày cởng hưng thịnh” (Theo Phan Huy Chú).
Câu 5. Hãy lập bảng so sánh nhà nước thời Lý – Trần và nhà nước thời Lê sơ (tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, quân đội, chính sách đối nội và đối ngoại).
Gợi ý làm bài
Bảng so sánh nhà nước thời Lý – Trần và nhà nước thời Lê sơ
Thời Lý-Trần | Thời Lê sơ | |
Tổ chức bộ máy nhà nước | – Bộ mấy chính quyền Trung ương:
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. + Giúp vua trị nước có Tổ tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, eòn có các chức quan trông nom sản’xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều. – Chính quyền địa phương: + Đất nước chia thành nhiều lộ. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hướng, xã. + Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. |
– Bộ mấy chính quyền Trung ương:
+ Vua đứng đầu đất nước, quyết định mọi việc. H Các chức: Tổ tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. + Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đời có quyền hành cao hơn trước. – Chính quyền địa phương: + Nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. + Xã là đơn vị hành chính cơ sở. |
Luật pháp | – Nhà Lý có bộ Hình thư, thời Trần có bộ Hình luật. | Ban hành Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm |
– Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân. | hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. | |
Quân đội | Được tổ chức quy củ, gồm:
– Cám binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. – Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông”. |
Tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ. |
Chính sách đói nội, đói ngoại | – Chăm lo đời sống nhân dân, đoàn kết dân tộc.
– Luôn giữ thái độ hòa hảo, mềm dẻo với các nước láng giềng, nhưng vẫn đảm bảo giữ vững tư thế của một nước độc lập, bảo vệ vững chắc biên cương. |
– Tiếp tục củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong nước, phong chức tước cho các thủ lĩnh. Chính sách đối với vùng biên giới cũng rất nghiêm ngặt.
– Quan hệ Việt – Trung cũng như các nước láng giềng được duy tu êm đẹp. |
Câu 6. Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông và rút ra nhận xét.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông:
_Ở Trung ương
_ Ở địa phương
b) Nhận xét:
– Chính quyền trung ương: Vua đứng đầu đất nước, quyết định mọi công việc, lập ra sáu bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công), trực tiếp quản lí mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì và có quyền hành cao hơn trước.
– Ở địa phương: cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu, xã. Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
=> Đây là một cuộc cải cách lớn, mang tính toàn diện ở thế kỉ XV, đã tạo điều kiện cho nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao. Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, hiệu quả, tạo tiền đề cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10