Câu hỏi ôn tập bài 25: Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam – Lịch sử 10
Câu 1. Em hãy trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Nhận xét mục đích của những chính sách đó. Gợi ý làm bài a) Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta: – Tổ chức bộ máy cai trị: ...
Câu 1. Em hãy trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Nhận xét mục đích của những chính sách đó.
Gợi ý làm bài
a) Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
– Tổ chức bộ máy cai trị:
+ Thời Bắc thuộc, các triều đại từ Triệu, Hán, Ngô, Tán, Tống, Tề, Lương đến Tùy, Đường đã thực hiện nhiều chính sách cai trị nhằm sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.
+ Nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận sáp nhập vào quốc gia Nam Việt
+ Nhà Hán chia làm ba quận, sáp nhập vào bộ Giao Ch1 cùng với một số quận trên đất Trung Qucíc.
+ Nhà Tùy, nhà Đường chia làm nhiều châu.
+ Sau khi lật đổ được chính quyền của Hai Bở Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
– Về kinh tế:
+ Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, công nạp nặng nề; cướp ruộng đất, cưởng bức nhân dân ta cởy cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.
+ Chính quyền đồ hộ đưa người Hán (dân nghèo, tội nhân,…) vào Âu Lạc, cho ở lẫn với người Việt; xâm chiếm, khai phá ruộng đất để lập đồn điền do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lí, biến một bộ phận người Việt trở thành nông nô của họ.
+ Quan lại đô hộ ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
– Về văn hóa, xã hội:
+ Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.
+ Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
+ Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.
b) Nhận xét
– Về chính sách đô hộ: nhằm sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới.
– Về kinh tế: chúng ra sức khai thác, bóc lột nhân dân ta một cách triệt để, làm cho nước ta nghèo nàn, lạc hậu, không có khả năng chống lại chúng.
– Về văn hóa: nhằm đồng hóa người Việt, xóa bỏ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
– Về xã hội: làm cho nhân dân ta không dám đứng lên đấu tranh, nhằm duy trì vĩnh viễn sự thống trị trên đất nước ta.
Câu 2. Nêu những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó
Gợi ý làm bài
– Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: công cụ bằng sắt ngày cởng được sử dụng phổ biến. Khai hoang, mở rộng diện tích ruộng đất trồng trọt đượe đẩy mạnh. Các công trình thủy lợi được rriở mang. Nhờ thế, nặng suát lúa tăng hơn trước.
+ Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể. Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn trước. Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh. Đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tynh tế. Một số nghề thủ công mới xuất hiện như nghề làm giấy, nghề làm thủy tinh,…
+ Nhiều đường giao thống thủy, bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.
– Về văn hóa, xã hội:
+ Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hóa. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán (ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ) vẫn được duy trì.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù chính quyền đô hộ ngày càng tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính tận cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.
+ Ở một số nơi, tuy không nhiều, một số nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bọn quan lại, chính quyền đô hộ bóc lột tô theo quan hệ bóc lột địa tô phong kiến.
– Nguyên nhân của sự chuyển biến: nhân dân ta, một mặt, biết tiêp nhận những thành tựu của văn hóa Trung Hoa, “Việt hóa” nó cùng với sự nô lực của dân tộc đã làm cho xã hội chuyển biến tích cực; mặt khác, với lòng căm thù sâu sắc chế độ cai trị tởn bạo của kẻ thù, nhân dân ta đã không ngừng vùng lên đâu tranh vũ trang giởnh độc lập, tự chủ.
Câu 3. Vì sao trải qua hơn 1000 năm dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta vẫn giành được độc lập, vẫn giữ được truyền thống văn hóa?
Gợi ý làm bài
Trải qua hơn 1000 năm dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta vẫn giành được độc lập, vẫn giữ được truyền thống văn hóa, vì:
– Về mặt khách quan: Nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc tuy hết sức tàn bạo và nguy hiểm nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều yếu điểm căn bản:
+ Đó là thời kì Bắc thuộc tuy kéo dài hơn 1000 năm, nhưng vẫn có nhiều lần bị gián đoạn, bài nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh, nhiều lần đã giành được độc lập tạm thời.
+ Đó là kẻ thù thống trị chúng ta nhưng trong thực tế không có thời kì ổn định lâu dởi để cai trị và thực hiện âm mứu đồng hóa. Trải qua nhiều lần thay đổi triều đại và sự hỗn chiến phong kiến liên miên ở phương Bắc cũng đã tác động không nhỏ đến cơ sở thống trị của chúng ở nước ta. Nhân cơ hội này, một số” quan lại đô hộ cát cứ và cũng có một số” đã được bản địa hóa.
+ Bộ máy chính quyền đô hộ với tất cả khả năng của nó không sao trực tiếp kiểm soát và không chế nổi toàn bộ lãnh thổ của nước ta, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc.
– Về mặt chủ quan:
+ Nước ta bước vào thời Bắc thuộc không phải từ hai bàn tay trắng và cũng không phải từ con số” không, mở là từ những thành tựu rực rỡ của lịch sử và văn hóa. Đó là hàng chục vạn năm văn hóa lịch sử với nền văn hóa Đông Sơn đã định hình lối sống, cá tính và truyền thống của người Việt Nam.
+ Đó là một cơ câu văn minh riêng, một thể chế chính trị xã hội riêng xãc lập những cđ sở ban đầu nhưng vững chắc về ý thức quốc gia, dân tộc, đây cũng chính là líu thế căn bản, là cội nguồn sức mạnh của người Lạc Việt và Âu Lạc trong cuộc đọ sức nghìn năm này.
+ Đặc biệt, về cáu trúc xã hội, sau khi cướp được nước ta, kẻ thù đã thủ tiêu chính quyền quô”c gia, xóa bỏ thể chế nhà nước của các vua Hùng, vua Thục nhưng trong suốt thời kì Bắc thuộc chúng không thể nào với tay tới để can thiệp và làm biến đổi cơ cáu xóm làng cổ truyền của ta.
+ Các xóm làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt, là nơi nuôi dưởng và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, làm cơ sở nền tảng cho các cuộc đáu tranh chông Bắc thuộc, chông đồng hóa. Nhân dân ta đã giữ được làng, dựa vào làng và xuất phát từ làng mở đáu tranh bền b1 kiên cường, giởnh lại nền độc lập tự chủ cho đất nước.
Câu 4. Giải thích vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc tích cực thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa nhưng người Việt vẫn không bị đồng hóa?
Gợi ý làm bài
– Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc đã tìm mọi cách để nô dịch và đồng hóa, nhưng nhân dân ta đã biết tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc như ngôn ngữ, văn tự; đồng thời cải biến nó cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tiếng Việt được bảo tồn, các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
– Mặc khác, với lòng căm thù sâu sắc chế độ cai trị tởn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã không ngừng vùng lên đáu tranh vũ trang giởnh độc lập, tự chủ, giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
– Mặc dù các triều đại đã tăng cường cai trị nhưng vẫn không không chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đáu tranh giởnh độc lập.
=> Vì thế, nhân dân ta không bị đồng hóa về văn hóa.
Câu 5. Theo em, những chính sách đô hộ đó có giúp các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện được mục đích của họ không? Tại sao?
Gợi ý làm bài
– Mục đích những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được.
+ Về chính trị: chính quyền phong kiến phương Bắc không quản lí xuống tận làng xã của người Việt. Các cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra liên tục.
+ Về kinh tế: nền kinh tế nước ta có những chuyển biến đáng kể trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nhân dân ta đã học thêm được một số nghề mới.
+ Về văn hóa: nhân dân ta không bị đồng hóa, biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tô” tích cực của văn hóa Trung Quốc thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự. Tiếng Việt được bảo tồn, các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
– Chính quyền đô hộ các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được mứu đồ của họ vì:
+ Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần tự lực, tự cường trong đáu tranh, bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Dân tộc Việt có truyền thống văn hóa từ lâu đời.
Câu 6. Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?
Gợi ý làm bài
– Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Quốc thời Hán, Đường và “Việt hóa” nó, nên trong lĩnh vực văn hóa có những chuyển biến tích cực về ngôn ngữ, văn tự.
– Nhân dân ta không bị đồng hóa. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
– Sở dĩ người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình, vì:
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc không không chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đáu tranh giởnh độc lập.
+ Nhân dân ta, một mặt, biết tiếp nhận những thành tựu của văn hóa Trung Hoa, “Việt hóa” nó cùng với sự nỗ lực của dân tộc đã làm cho xã hội chuyển biến tích cực; mặt khác, với lòng căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù, nhân dân ta đã không ngừng vùng lên đấu tranh vũ trang giành độc lập, tự chủ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mở tiêu biểu nhất đó là tiếng nói và phong tục tập quán,…
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
- Đáp án môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10