25/05/2018, 09:18

Câu hỏi lý thuyết, bài tập về nối tiếp và tiêu năng

Như thế nào là chảy mặt và chảy đáy. Khi nào có nước nhảy sau hạ lưu công (chảy êm hay chảy xiết) Có mấy hình thức nối tiếp, kể ra và trường hợp nào là cần giải quyết tiêu năng. Cơ sở để xác định hình thức nối tiếp. Cách ...

  • Như thế nào là chảy mặt và chảy đáy.
  • Khi nào có nước nhảy sau hạ lưu công (chảy êm hay chảy xiết)
  • Có mấy hình thức nối tiếp, kể ra và trường hợp nào là cần giải quyết tiêu năng.
  • Cơ sở để xác định hình thức nối tiếp.
  • Cách xác định các hình thức nối tiếp.
  • Cách xác định vị trí nước nhảy phóng xa.
  • Lưu lượng tiêu năng là gì, làm thế nào xác định.
  • Các công thức lập bảng tra Agơrôtskin để tính độ sâu liên hiệp với độ sâu co hẹp hc”.
  • Khi tính tiêu năng, lấy gì làm chuẩn, tại sao.
  • Công thức tính đào bể tiêu năng.
  • Cách xác định độ sâu đào bể tiêu năng, giải thích tạo sao lại tính thử dần.
  • Cách xác định chiều cao tương tiêu năng, giải thích tạo sao lại tính thử dần
  • Có mấy cách tính bể tường kết hợp, trình bày cách tính từng trường hợp.
  • Phân biệt các lưu lượng Tiêu năng, Thiết kế, Max, Min.
  • Nếu nhảy ngập thì chọn tường tiêu năng cấu tạo là bao nhiêu.
  • Nếu nhảy ngập thì chọn bể tiêu năng cấu tạo là bao nhiêu.
  • Mục đích của việc xây tường hay đào bể tiêu năng để làm gì
  • σ lấy là bao nhiêu.
  • Công thức tính chiều dài bể tiêu năng.
  • Chiều dài nước rơi là gì, công thức tính.

Bài 1: Đập tràn cao P=12m, rộng b=60m, có hệ số lưu lượng m=0,49 và hệ số co hẹp bên ε=0,97. Xác định hình thức nối tiếp ở hạ lưu trong hai trường hợp sau:

a./Lưu lượng Q = 860 m3/s, độ sâu hạ lưu hh = 5m;

b./ Lưu lượng Q = 860 m3/s, độ sâu hạ lưu hh = 7m.

Baì 2: Dưới chân đập tràn có một sân bằng bê tông, mặt cắt chữ nhật, dốc i = 0,0004, n=0,017. Tiếp theo sân là một dốc nước. Lưu lượng đơn vị q= 5 m2/s. Cột nước toàn phần trên đập so với mặt sân ử chân đập là E0= 12m. Xác định hình thức nối tiếp khi:

a./ Chiều dài sân L=40m ;

b./Chiều dài sân L=300m . Tính toán theo bài toán phẳng , lấy R = h.

Baì 3: Cho một đập tràn mặt cắt thực dụng cao P=12m, rộng b=10m, hệ số lưu lượng coi như không đổi bằng m=0,49. Lưu lượng tháo qua đập thay đổi từ Qmin=10m3/s đến Qmax=100 m3/s, và mực hạ lưu thay đổi tương ứng như sau:

Q (m3/s) 10 20 40 60 80 100
hh (m) 0,7 1,11 1,75 2,4 3,1 3,8

Yêu cầu xác định lưu lượng tính toán tiêu năng và tính kích thước bể tiêu năng.

Baì 4: Tính bể tiêu năng ở sau cửa cống, chiều rộng cống bằng chiều rộng đáy kênh b=3m. Cột nước thượng lưu H0 = 2m. Lưu lượng Q=7,16m3/s, độ sâu hạ lưu hh=1,16m. Hệ số lưu tốc qua cống ε= 0,95.

Baì 5: Đập tràn mặt cắt thực dụng hình cong không có chân không loại I, rộng b=20m, cao P=P1=8m, trên đỉnh đập không có mố trụ. Sông hạ lưu đập mặt cắt chử nhật, rộng bằng đập, n=0,025, i=0,00098. Đáy sông thượng lưu rộng B=25m.

Lưu lượng thiết kế Qtk=100 m3/s ứng với độ sâu hạ lưu hh=2,5m

Lưu lượng nhỏ nhất Qmin=40 m3/s ứng với độ sâu hạ lưu hh=1,5m

Lưu lượng lớn nhất Qmax=130 m3/s ứng với độ sâu hạ lưu hh=2,7m

a./Xác định hình thức nối tiếp hạ lưu đập ứng với lưu lượng thiết kế. Tính chiều dài đoạn chảy xiết khi không có thiết bị tiêu năng;

b./Tính lưu lượng tính toán tiêu năng.

c./Thiết kế bể tiêu năng.

Baì 6: Tính bể tiêu năng ở hạ lưu đập tràn, với Q=120 m3/s. Đập và kênh hạ lưu rộng B=12m, đập cao P=7m, cột nước tràn H0=2,5m. Độ sâu hạ lưu hh=3m. Kênh dẫn mặt cắt chử nhật . Lấy φ=0,95; φ‘=0,9.

0