24/05/2017, 12:32

Câu chuyện Tình Nguyện Mùa Xuận của tác giả Nguyễn Thanh Loan

"Sự hiện diện của con bé không ảnh hưởng nhiều đến nếp sống của gia đình. Có chăng là sự vui vẻ rạng ngời nét mặt của chị Nga. Cái đầu 13 tuổi ấy đủ biết cách thích nghi và làm phiền mọi người ít nhất có thể.." Thế rồi con bé cũng “được quyết định” là sẽ về ăn Tết ...

"Sự hiện diện của con bé không ảnh hưởng nhiều đến nếp sống của gia đình. Có chăng là sự vui vẻ rạng ngời nét mặt của chị Nga. Cái đầu 13 tuổi ấy đủ biết cách thích nghi và làm phiền mọi người ít nhất có thể.."

Thế rồi con bé cũng “được quyết định” là sẽ về ăn Tết gới gia đình Trang.

-       Tốt thôi. Cũng là một con đường thăng tiến.

Anh Thanh mai mỉa trước đề nghị của Thảo. Nhận một đứa trẻ khuyết tật trong làng trẻ về đón Tết với gia đình. Mẹ không biểu hiện thái độ nhưng cũng không có vẻ phản đối. Chỉ có bố là bàng hoàng với quyết định táo tợn của cô út:

-      Biết lấy sự thiệt thòi của người khác làm điều kiện cho mình từ bao giờ vậy?

Nhưng rồi thiểu số cũng phải đồng ý. Nguyên tắc dân chủ bền vững của gia đình xem ra luôn công dụng trong những cuộc trưng cầu ý kiến. Mà suy cho cùng dù có vì mục đích gì, thì đó cũng là một hành động nhân đạo. Và Thảo xuất hiện với một cành hoa đào tự làm, một chiếc xe lăn và vài bộ quần áo.

Con bé 12 tuổi. Không gia đình, không người bảo trợ. Một hoàn cảnh không quá hiếm trong làng trẻ Tình Thương, nhưng đủ để sự tủi thân lớn dần lên mỗi khi nó thêm một tuổi. Trang tham gia các phong trào tình nguyện phần nhiều do cái đầu chỉ huy. Chọn con bé về ăn Tết với gia đình không phải vì tình yêu mến riêng tư nào cả (Đứa bé nào cũng thế, cũng được Trang chia cho rất nhiều kẹo, nhưng âu yếm thì không). Mà bởi vi nó có vẻ như “lành” nhất trong đám trẻ khuyết tật. Không hẳn tất cả mọi người đều nhìn quyết định của Trang với con mắt kính phục. Nhưng cũng đã vài đứa phải ấm ức tốp câu chuyện buôn dưa lê nhan đề “Tình nguyện thời kinh tế”. Làm như bàng quan với những bàn tán tủn mủn, ngay buổi chiều đón con bé về, Trang đã dẫn nó ra chợ mua hai bộ quần áo mới. Lại dạo một vòng quanh Hà Nội trong chiếc xe con thuộc tiêu chuẩn đưa đón của bố “Nó như vậy, làm sao con chở xe máy được. Chẳng ai dám nói bố lạm dụng của công đàu”. Khi những con mắt tò mò đã không còn gây bực bội, Trang đâm ra dễ chịu với ánh mắt ươn ướt biết ơn của con bé và sự kính phục của anh tài xế. Con người bình thường có cái nhìn kiểu khinh mạn, coi thường. Số tiền chưa đáng một buổi ngao du cùng đám bạn.

Chị Nga dọn cho con bé một căn phòng nhỏ ngay cạnh phòng khách theo lệnh mẹ. Cho dù theo ý mẹ thì nó nên ngủ cùng chị Nga cho ấm. Con bé cứ quanh quẩn ngoài phòng khách, ngoài sân nhìn không khí chuẩn bị Tết cho vui. Và tập ra chào mọi người cho dạn dĩ. Chị Nga hớn hỏ' trưng cành đào của con bé vào chiếc bình to đùng sao cho ai ra ai vào cũng đều được chiêm ngưỡng. Thay thế cho những cây đào “nhà trồng” tính bằng “cây” mẹ đang gặt hái. Mẹ không nói gì. Bố cũng không. Nhưng hôm sau thì cành đào đã an cư bên chiếc đôn cạnh tấm bằng khen của thành phố cho tình nguyện viên xuất sắc. Bố vẫn vội vã họp, liên hoan cuối năm. Nhưng trong những lần hiếm hoi ăn cơm ỏ' nhà, ánh mắt hay dừng lại tại đó rồi cuối cùng trên gương mặt của con bé. Đôi mắt không dửng dưng như mắt mẹ. Nhưng khó hiểu vô cùng.

Sự hiện diện của con bé không ảnh hưởng nhiều đến nếp sống của gia đình. Có chăng là sự vui vẻ rạng ngời nét mặt của chị Nga. Cái đầu 13 tuổi ấy đủ biết cách thích nghi và làm phiền mọi người ít nhất có thể. Nhưng những bữa ăn đơn giản nạp năng lượng bị phá vỡ. Không khí trang nghiêm bị dồn lại, vón cục rồi tan dần bởi câu chuyện xung quanh cuộc sống xa lạ của con bé trong trường. Anh Thanh chăm về nhà vài bữa. “Muốn biết tường tận thì hôm nào đó xuống trường mà coi”. Trang bình thản. Anh cũng nhún vai vô tư lự không kém “Anh giúp mày”. Chị Nga vồn vã với những o, thế à tới tấp. Mẹ rất chăm chú, nhưng nói và nghe trong khi mắt để đi đâu đó.

Chị Nga và con bé đang hí húi trong bếp. Quấn nhau lạ lùng. Chị dạy nó cách nấu những món cơm khách mà có thể cả đời con bé sẽ không có dịp tiếp xúc lại. Còn nó cặm cụi, kiên nhẫn chỉ cho chị từng mũi kim lên xuống. Mà có lẽ cũng còn lâu lắm, chị mới có thời gian sử dụng đến. Những giây phút rảnh rang hiếm hoi của ngày mùa biếu xén. Trang đứng trước gương lật đi lật lại mái tóc, quay trái quay phải thử quần áo, rồi liếc nhìn đồng hồ, rủ mà như lôi Thảo ra ngoài. Rồi lần đâu tiên sau một tuần con bé ở cùng, sau bao nhiêu thời gian tiếp xúc trong đội tình nguyện. Trang đẩy xe cho nó dạo quanh khu phố trong làn gió khá lạnh. Con bé im lặng không đơn thuần vì mải ngắm những cửa hàng rực rỡ săc màu, những băng-rôn, cò' tung bay trên đường phố. Nhưng nó cảm thấy rõ ràng trái tim nó đập mãnh liệt trong lồng ngực. It nhất thì cũng có một lân, nó được cùng chị Trang đi dạo; người đã từng đưa cho nó chiếc kẹo đâu tiên và lần đầu tiên dẫn nó ra chợ để ướm và chọn cho nó bộ quần áo nó thích. Cho dù có cảm giác chị không thực sự để tâm lắm đến điều đó. Nhiều khi lén lút nhưng âu yếm nó nhìn chị, thấy đôi mắt rất giống mẹ của chị đang suy nghĩ gì đó ưư tư lắm.

Lúc ở cửa hàng đồ lưu niệm, trái tim Thảo nhói lên một cái khi nhìn thấy đôi mắt tròn to, long lanh của con gấu đang in mặt lên cửa kính trông ra đường. Nó nhìn như thôi miên chú gấu.

-      Của em đây.

Một bàn tay chìa con gấu âu yếm, đôi chân khuỵu xuống và một đôi mắt kính cận nhìn nó trìu mến. Cái nhìn như của chị Nga. Nó đưa tay ra nhận. Lần đầu tiên cầm một món đồ của một người xa lạ mà thực sự thấy hạnh phúc.

-      Em tên gì

-      Vân Thảo ạ.

Đôi mắt kia vẫn chăm chú nhìn sâu vào mặt nó. Và câu chuyện chấm hết. Kính Cận biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện. Chị Trang từ dâu lại, ôm một con gấu y chang như con gấu đó, cười.

-      Đổi cho chị nhé. Chị không thích có cái nơ này.

Hoàn toàn tự nguyện, nó đưa cho chị Trang lúc về đến nhà. Trang gần như vồ lấy con gấu, đẩy nhanh con kia qua tay nó. Tự dưng nó ôm chặt con gấu của chị Trang vào lòng. Nó cảm giác rất rõ tình yêu của nó dành cho chị. Chị cho nó cái không khí ấm áp của những ngày cận Tết.

29 Tết. Chị Nga đột ngột xin về quê sau khi nghe một cuộc điện khẩn. Chị đã chuẩn bị thức ăn, sắp xếp trong ngoài đâu ra đó. Mẹ khá bực. Khuôn mặt được trang điểm rất đẹp khẽ nhăn một cái nhưng lại niềm nở được ngay, hai người khách đang trầm trồ khen cành đào của cô con gái giàu lòng nhân ái.

-       Ra chào bác đi con.

Cái dáng sang trọng tự đẩy chiếc xe lăn cho con bé. Lại một sự ngạc nhiên. Nhưng người ngạc nhiên là bố. Còn con bé, nó cũng bắt đầu quen dần với những thất thường. Người phụ nữ đưa cho con bé miếng bánh, rồi âu yếm gật đầu, một chiếc phong bao đỏ chói được người khách rút ra. Con bé không còn ngơ ngác như lần đầu tiên,được nhận nữa. Nó nhìn


người khách bằng đôi mắt ươn ướt, bàn tay vân vê chiếc quần mới trên đôi chân tèo tóp.

-      Chị làm sao thì làm. Đấy, khách khứa bây giờ đầy ra, lại còn con Thảo. Lấy ai làm cho tôi? Giọng nói cứ đều đều như gõ nhịp khi bóng khách vừa ra khỏi ngõ.

-        Con xin lỗi. Chị Nga lí nhí. Nhưng mẹ con gãy xương. Con không...

Câu nói chưa dứt, giọng bố chen ngang:

-        Thằng Thanh chở chị Nga về. Thảo nó không cần ai giúp đâu.

Anh Thanh nhìn bố, rồi vung vẩy chùm chìa khóa xe máy, nháy mắt với Thảo:

-        Con Trang lớn rồi. Nó đảm việc nước đến thế cơ mà.

Mẹ quay vào. Không nói gì. Trang đứng trên cầu thang nghe hết. Thảo lặng lẽ lăn chiếc xe về phòng. Rồi trở lại quàng cho Nga một cái khăn hồng phấn vừa đan. Thêm một chiếc gửi biếu mẹ chị trong đống khăn nó đan suốt mấy ngày nay. Anh Thanh hơi ngỡ ngàng. Có một giọt nước rơi xuống trong veo trên đôi mắt Thảo, lại một giọt như thế trên khóe mắt chị Nga..

Giao thừa. Bàn tay Trang nằm gọn trong bàn tay Kính Cận. Bắt đầu bớt lạnh vì cái áo đẹp nhưng chưa đủ ấm với nhiệt độ 12 ngoài trời. Mắt Cận nhìn Trang, giọng nói nhẹ nhàng như hơi thở:

-        Anh tự hào về em.

Run rẩy trong niềm hạnh phúc bất ngờ, Trang ngước nhìn bầu trời lung linh những sắc màu sặc sỡ của pháo hoa, tự dưng hơi nhăn mặt do cảm giác nụ cười ươn ướt của chiếc xe đẩy.

-        Vui không em?

Anh Thanh hất hàm với Trang. Trước gương mặt vẫn còn phảng phất mùi pháo hoa giao thừa. Trang cười.

-        Thế mày có muốn nghe câu chuyện cổ tích tối qua không?

Anh Thanh với đôi mắt dán vào lọ hoa như tiện miệng thì hỏi. Trang đưa cái nhìn tán thưởng lên khắp căn phòng sáng choang.

-      Ngày nảy ngày nay có một người khiếm khuyết đang ở nhà nhất định đòi ra ngoài bằng được để mang áo cho người lành lặn.

Im lặng. Nghe rõ tiếng cô phát thanh viên đang chúc an lành năm mới. Trang nhìn anh.

-        Anh nói gì?

-      Không gì cả cô em gái khôn ngoan ạ. Mừng cho tất cả những kẻ ích kỉ chúng ta còn hạnh phúc được chào năm mới.

Thảo lặng lẽ ra ngoài với chiếc áo lông thú của Trang trên tay khi chuông đồng hồ vui vẻ báo 11 giờ 30 phút. Bố đưa mẹ đi lễ chùa, chào năm mới. Trang tót ra ngoài từ tối. Anh Thanh đang vui vẻ với đám bạn kĩ sư ồn ào. Thành phố lung linh trong khoảnh khắc chuyển

giao giữa năm cũ và năm mới. Dòng người chen chúc xuôi ngược. Cuốn theo chiếc xe lăn đang cố gắng hướng ra bờ hồ. Cái lạnh tấn công đôi chân tật nguyền dữ dội. Tê cóng và giá buốt, con bé vẫn cố sức lăn chiếc xe bằng một tay nhích dần về phía trước. Một tay cầm quả bóng có gắn mảnh giấy nắn nót.

-       Ầm!

Một cuộc điện thoại khẩn cấp trong những giờ phút cuối cùng của năm cũ. Anh Thanh và mấy người bạn lao ra ngoài đưa con bé về nhà. Người quen gần nhà nhìn thấy và thông báo. Khi chiếc xe đã yên vị trong cánh cửa, và cô em bé bỏng cuộn tròn trong bộ quần áo khác trong phòng, cũng là lúc pháo hoa sáng ngập bầu trời, lung linh muôn hồng ngàn tía. Năm mới!                                                     ,

Chị Nga lên ngay trong ngày mồng một Tết. Có lẽ quả bóng tuột tay lên trời đã mang điều cầu mong của con bé thành hiện thực. Cho dù mảnh giấy thì vẫn nằm ấm áp trong chiếc túi áo ngực của anh Thanh, vẫn cái vẻ tiện thì nói, tiện thì làm, anh dành như hầu hết thời gian ở nhà cùng chị Nga chơi với Thảo. Cái chân không lành lặn của Thảo không còn sưng nhưng vẫn đỏ, chị Nga tỉ mẩn đan những chiếc khăn quấn quanh. Còn anh thì ngồi bên cạnh, vui vẻ:

-       Thảo nói nó cần được quấn như đang quấn cổ chị Nga hén!

Con bé ngước mắt nhìn anh, cười khanh khách. Tình nguyện, Trang tham gia phong trào hàng lô lốc rồi mà. Trang ngồi bó gối trên cầu thang. Có lẽ nó chưa hiểu hết ý nghĩa của hai từ này. Nhưng cành đào trong phòng cười tươi quá. Tươi như đôi mắt của Thảo. Tươi như tình yêu thương của con người dành cho nhau. Chẳng biết rồi anh Thanh có nói cho Trang không, cái điều ước thứ hai “như người lớn” của con bé: mong chị Trang thật hạnh phúc với anh Kính Cận...

Nguồn:
0