Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lênin chỉ ra như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ ...

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lênin chỉ ra như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan” (V.I.Lênin: Toàn tập, t.29, Nxb Tiến Bộ, M.1981, tr.179)

1. Con đường biện chứng

a) Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với thực tiễn và thông qua các giác quan trong đó:
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của các tế bào thần kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là hình ảnh phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng như màu sắc, mùi, vị, độ rắn…

Bài viết liên quan

+ Tri giác là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, mà phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau: tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác. + Biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật không còn hiện diện trực tiếp trước chủ thể. Con người không cần quan sát trực tiếp sự vật mà vẫn hình dung ra chúng dựa trên sự tiếp xúc nhiều lần trước đó. Do đó ở biểu tượng, nhận thức đã ít nhiều mang tính chất gián tiếp. Biểu tượng là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.

b) Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức bao gồm các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý:
+ Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng. Nó phản ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định.
Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là kết quả của sự khái quát những tri thức do trực quan sinh động đem lại.
+ Phán đoán là sự vận dụng các khải niệm trong ý thức con người để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vận, hiện tượng cũng như các thuộc tính, tính chất của chúng.
Có rất nhiều loại phán đoán khác nhau: phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định, phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.
Tính chân thực của phán đoán kết luận phụ thuộc vào tính chân thực của phán đoán tiền đề cung cấp như tính hợp quy luật của quá trình suy luận.

c) Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
– Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.
– Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác động qua lại: nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén hơn
– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy cảm (đề cao vai trò của nhận thức cảm tính) và chủ nghĩa duy lý (đề cao vai trò của nhận thức lý tính).

2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

– Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay là sai lầm. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là để định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
– Quay trở về thực tiễn, nhận thức hoàn thành một chu trình biện chứng của nó. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn mới một chu trình nhận thức tiếp theo lại bắt đầy và cứ thế mãi mãi.

Bạn đang xem bài viết số 12 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại:  
0