Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
1. Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin: ...
1. Phạm trù vật chất và phạm trù ý thức
Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, M., 1980, tr.151).
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử – xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.
>>>>>
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
a) Vật chất quyết định ý thức:
– Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc con người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất
– là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:
– Ý thức có thể thức đẩy hoặc kìm hãm với một mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất.
– Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người dựa trên các tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện; xác định các phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.
c) Biểu hiện của trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác nhau như: chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan v.v..
3. Ý nghĩa phương pháp luận
– Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.
– Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chung trong hoạt động thực tiễn của con người.
– Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…