Cartilage, cataract và cell

1. Cartilage / 'kɑ:tilidʒ/ (n): sụn. Là một mô liên kết đặc gồm một chất cơ bản được tạo nên bởi các tế bào gọi là nguyên bào sụn, nó trở thành tế bào sụn và gắn liền vào chất cơ bản. Nó là một chất hơi mờ đục màu xám hoặc trắng, chứa thành phần chính là chất ...

1. Cartilage / 'kɑ:tilidʒ/ (n): sụn.

Là một mô liên kết đặc gồm một chất cơ bản được tạo nên bởi các tế bào gọi là nguyên bào sụn, nó trở thành tế bào sụn và gắn liền vào chất cơ bản.

Nó là một chất hơi mờ đục màu xám hoặc trắng, chứa thành phần chính là chất chondroitin sulphate và nó có thể chịu đựng được áp suất đáng kể.

Có 3 loại sụn: sụn trong, sụn đàn hồi và sụn sợi trong phôi thai và trẻ nhỏ. Có thể thấy sụn có nhiều trên cơ thể nhưng phần lớn biến mất trong khi phát triển.

Ở người trưởng thành, sụn trong có trong sụn xương sườn, thanh quản, phế quản, cuống phổi, mũi và ở những khớp xương động. Sụn đàn hồi có trong tai ngoài, sụn sợi có trong đĩa gian gần đốt sống và gân.

2. Cataract / 'kætərækt/ (n): bệnh đục thủy tinh thể, cườm.

Là sự mờ đục của thủy tinh thể mắt làm cho nhìn mờ đi, dạng thường thấy nhất là cườm do lão hóa, thường thấy ở người có tuổi, nhưng vài loại cườm là do bẩm sinh, trong khi vài loại khác do bệnh biến dưỡng như là bệnh đái đường, bệnh galactose huyết và bệnh giảm canxi huyết.

Cườm cũng có thể do tổn thương thủy tinh thể và do phải chịu tác động lâu dài của tia hồng ngoại (như loại cườm ở người thổi ống bể làm đồ thủy tinh) hoặc do xạ tuyến ion hóa.

cartilage, cataract va cell

Cườm ở mức độ nhẹ không thể làm suy yếu thị giác.

Điều trị bằng cách mổ và lấy đi thủy tinh thể đã bị đục. Thủy tinh thể thường được loại bỏ nguyên vẹn (sự lấy ra trong bao) nhưng có nhiều kỹ thuật, trong đó là lấy đi bao thủy tinh thể còn lại phía sau (lấy đi ngoài bao).

3. Cell / sel/ (n): tế bào.

Là đơn vị cơ bản của mọi sinh vật, nó có thể tự sản. Mỗi tế bào có một màng bao bằng chất lipidprotein, màng này kiểm soát các chất ra và vào trong tế bào. Tế bào có chứa tế bào chất, trong đó có một nhân và các cấu trúc khác (các nội bào quan) đặc thù để thực hiện các hoạt động đặc biệt bên trong tế bào.

Cơ thể phức tạp như người được cấu tạo bởi hàng triệu tế bào được chuyên biệt hóa để tiến hành các chức năng đặc biệt.

Tiến trình phân biệt tế bào bắt đầu sớm trong sự phát triển của phôi và các tế bào có dạng đặc biệt (như tế bào máu, gan) luôn luôn sinh ra các tế bào cùng loại. Mỗi tế bào có một số nhiễm sắc thể đặc biệt trong nhân.

Tế bào sinh dục (tinh trùng và trứng) luôn luôn chứa một nửa số nhiễm sắc thể so với các tế bào khác; lúc thụ tinh, một tinh trùng và trứng kết hợp với nhau tạo thành một tế bào có đủ số nhiễm sắc thể mà nó có thể phát triển trong phôi.

4. Cell body (perikaryon) / sel 'bɔdi/: thân tế bào (nguyên sinh tế bào).

Là phần rộng của một tế bào thần kinh có chứa nhân. Nó liên can nhiều với sự dinh dưỡng tế bào hơn là với sự dẫn truyền xung lực thần kinh.

5. Cell division / sel di'viʒn/: sự phân chia tế bào.

Là sự sinh sản của tế bào bằng cách phân chia trước các tế bào nhiễm sắc thể (sự nguyên phân), rồi sau đó phân chia tế bào chất (động lực tế bào).

Sự phân chia tế bào tạo nên nhiều cơ thể tế bào, là do sự phân bào nguyên nhiễm, sự phân chia tế bào trong lúc tạo thành các giao tử là do sự phân bào giảm nhiễm.

6. Cellulitis (n): viêm tế bào.

Là viêm mô liên kết giữa các mô và các cơ quan kế cận nhau. Điều này thường do nhiễm trùng và thường đòi hỏi cần phải dùng kháng sinh liệu pháp để ngăn ngừa sự lan rộng vào trong máu.

Để hiểu rõ hơn về Cartilage, cataractcell vui lòng liên hệ

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
0