CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Tên trường:
Tiếng Việt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN.
Tiếng Anh: THAI NGUYEN INDUSTRIAL COLLEGE.
2. Tên viết tắt của trường:
Tiếng Việt: CĐCN TN
Tiếng Anh: TNIC
3. Tên trước đây:
- Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện Công nghiệp nhẹ Bắc Thái.
- Trường Kỹ nghệ thực hành Bắc Thái.
- Trường THCN Thái Nguyên.
- Trường CĐCN Thái Nguyên.
4. Bộ chủ quản: Bộ Công Thương.
5. Địa chỉ trường: Xã Sơn Cẩm - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên.
6. Thông tin liên hệ:
Điện thoại: (0280)3844 060 Số fax: (0280)3844 797
E-mail: Tnic@cdcntn.edu.vn Website:http:// www.cdcntn.edu.vn
7. Năm thành lập trường: 14/11/1959
8. Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: 1959
9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 1961
10. Loại hình trường đào tạo: Công lâp
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHÀ TRƯỜNG
Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là cơ sở dạy nghề thuộc nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập tháng 11 năm 1959. Từ những năm đầu là lớp đào tạo 16 học sinh cơ điện tại phân xưởng cơ khí Phát Lực với mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật bổ xung cho yêu cầu sản xuất của nhà máy, năm thứ 2 (Năm 1960) có 48 học sinh, năm thứ 3 (năm 1961) có 84 học sinh đào tạo các nghề Điện, Nguội, Tiện, Rèn, Nồi hơi.Ngày 15/6/1965 Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập trường Công nhân Kỹ thuật cơ khí Hoàng Văn Thụ, ngày 31/5/1975 Bộ Công nghiệp nhẹ tách trường CNKT Cơ khí Hoàng Văn Thụ ra khỏi nhà máy Giấy, lấy tên là trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Công nghiệp nhẹ Bắc Thái tại quyết định số 24/CNN/TCQL. với qui mô đào tạo từ 450 - 500 học sinh và đến ngày 11/01/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 23/CNN-TCLĐ nâng cấp và đổi tên trường thành trường Kỹ Nghệ Thực hành Bắc Thái. Tại Quyết định số 14/1998/QĐ-BCN ngày 26 tháng 2 năm 1998 trường được Bộ Công Nghiệp nâng cấp và đổi tên là trường Trung học Công nghiệp Thái Nguyên; Ngày 9/10/2006 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (Theo Quyết định số 5618/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên và Quyết định số 2895/QĐ-BCN ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên). Việc nâng cấp lên trường Cao đẳng là phù hợp với nhu cầu xã hội và phù hợp với đặc điểm địa lý khu vực miền Núi phía Bắc và là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhà trường phát triển. Trải qua hơn 53 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm trực tiếp của Bộ Công thương, sự giúp đỡ của các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn và chính quyền địa phương, Nhà trường luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Bộ giao để trở thành cơ sở đào tạo đáng tin cậy trên địa bàn và các tỉnh phía Bắc. Tính đến nay nhà trường đã đào tạo trên 23.000 công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật cho các ngành công nghiệp và công nghiệp nhẹ trên khắp mọi miền của tổ quốc. Số HSSV ra trường đa số có việc làm ngay và được các cơ sở sản xuất đánh giá tốt về trình độ chuyên môn cũng như khả năng thích ứng với thực tế sản xuất. Nhiều anh chị em đã phấn đấu trở thành những cán bộ giỏi về chuyên môn nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà máy…
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TRƯỜNG
Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên đóng tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, thuộc km số 5 đường đi Bắc Kạn là vị trí chiến lược về kinh tế, kỹ thuật, quốc phòng trên quốc lộ 3 nối liền căn cứ cách mạng trước đây với Thủ đô Hà Nội. Đây cùng là vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, nơi tiếp giáp của hai nền văn minh hiện đại của thủ đô và nông nghiệp Trung du miền Núi, đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Các công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phần lớn đã được cổ phần hóa và hoạt động đang có hiệu quả. Huyện Phú Lương là mảnh đất hấp dẫn gọi vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước vì có giao thông thuận lợi, cơ chế phù hợp, đất đai rộng rãi, khí hậu ổn định, thị trường lao động rẻ.
Khu vực Miền Núi phía bắc gồm 14 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên), có diện tích tự nhiên 102.900.000km2 (chiếm 30,7% diện tích cả nước), có 12.208830 người (chiếm 14,23% dân số cả nước) và có 44 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn (người DTTS chiếm 52%)... Phần lớn các cơ sở dạy nghề tập trung tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là khu vực thuận lợi cho công tác tuyển sinh, tăng quy mô đào tạo. Các cơ sở kinh tế của Thái Nguyên đang trên đà phát triển, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã tác động mạnh đến nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra cho quá trình đào tạo. Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn đối với công tác đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, liên doanh, liên kết để tăng quy mô và nâng chất lượng đào tạo.
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG
Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng đã quy định nhiệm vụ của trường cao đẳng và quyền hạn, trách nhiệm của trường cao đẳng;
Căn cứ vào Quyết định số 2895/QĐ-BCN ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên;
Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 29/2010/GCN-ĐKHĐDN ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề,
Trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên thực hiện những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; trình độ trung cấp chuyên nghiệp; trình độ cao đẳng nghề; trình độ trung cấp nghề.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, công nhân viên chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng;
- Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội;
- Quản lý tài chính đúng quy định, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị đúng mục đích;
- Trường được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự của trường.
IV. SỨ MẠNG - TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CUẢ TRƯỜNG
1. Sứ mạng - tầm nhìn:
“Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập, trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn; là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế. Coi trọng sự năng động sáng tạo, kiến thức và trí tuệ, tính nhân văn và trách nhiệm với xã hội”Sứ mạng của nhà trường được công bố công khai trong website của trường http://wwcdcn.edu.vn. Được phổ biến đến cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường tại các hội nghị công nhân viên chức tổng kết hàng năm và phổ biến tới toàn thể học sinh, sinh viên trong tuần học tập “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV’’ đầu khóa học.
Để thông tin mở rộng đến xã hội Sứ mạng của trường còn được quảng bá trên một số thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình VTV, THTN. Sứ mạng của trường được thể hiện tại quyết định thành lập số 5618/QĐ-BGD&ĐT, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 09 tháng 10 năm 2006; trong quyết định số 2895/QĐ-BCN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký ngày 19 tháng 10 năm 2006.
Để xác định, cụ thể hoá nội dung sứ mạng được thể hiện rõ trong Đề án phát triển của nhà trường từ năm 2010 – 2015 đã định hướng nhân lực và các nguồn lực phát triển của trường.
Nội dung sứ mạng của trường xây dựng phù hợp với quy định chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ trường Cao đẳng, sứ mạng của trường luôn được điều chỉnh trong từng giai đoạn cho phù hợp với nguồn lực của trường. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương phục vụ chiến lược chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 5 năm (2006 – 2010).
Sứ mạng của trường xác định luôn phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Thực hiện tốt phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2015 có xét đến năm 2020. Đáp ứng yêu cầu về quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng phê duyệt trong trong Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg do Thủ trường chính phủ ký ngày 27 tháng 7 năm 2007.
2. Mục tiêu cuả trường
Căn cứ luật Giáo dục ban hành năm 2005 (Điều 39, khoản 2) đã xác định “Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo”, trích.
Trên cơ sở định hướng của Luật giáo dục, trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên xác định mục tiêu giáo dục của mình là: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn.
Trong hội nghị công nhân viên chức hàng năm mục tiêu này luôn được rà soát điều chỉnh bổ sung. Quy trình rà soát, điều chỉnh bổ xung được thể hiện ở cuối mỗi năm học trường đều tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện mục tiêu đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu cho năm học mới. Trên cơ sở đó cụ thể hóa thành kế hoạch năm học của trường.
Mục tiêu giáo dục của trường được phổ biến đến toàn thể CBCNV và HSSV nhằm quán triệt và thực hiện.
V. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
Mục tiêu chung là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của các nước phát triển, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thiết thực cho ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Đảm bảo công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, gồm: Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; công khai thu chi tài chính như: Học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học.
2 - Chương trình đào tạo các ngành, nghề hàng năm được xem xét, chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển dựa trên nền tảng chương trình khung của Bộ.
3 - 100% các môn học, học phần, môđun có đề cương chi tiết được phê duyệt trước khi giảng.
4 - 80% Giảng viên của Trường đăng ký và tiến hành cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm.
5 - 95% các yêu cầu của học sinh sinh viên được giải quyết theo quy chế, quy định của Nhà nước và đúng hạn.
6 - Từ năm học 2012 – 2013 tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ các bậc học của trường.
7 - 30% giảng viên của trường tham gia nghiên cứu khoa học/năm.
8 - Mức hài lòng của HSSV về giảng dạy là 80%.
9 - Thu nhập hàng năm của GV, CBVC tăng trung bình 5%. Mức hài lòng của GV, CBVC và HSSV về hoạt động của các đơn vị trong trường là 85%.
10 - Mức đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo đối với người sử dụng lao động 60%.
11 - Được công nhận chất lượng giáo dục của Bộ GD & ĐT trong năm học 2012 – 2013.
VI. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường có đủ thành phần và thực hiện được chức năng theo quy định của điều lệ trường cao đẳng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chương trình giáo dục đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Chương trình giáo dục các ngành, nghề, bậc học các hệ của trường đều phù hợp với mục tiêu sứ mạng đã công bố đồng thời cũng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mà bộ chủ quản giao cho. Chương trình giáo dục đã đáp ứng tốt nhu cầu của người học và nhu cầu nhân lực của địa phương. Trên cơ sở định hướng phát triển từng giai đoạn nhà trường đã tiến hành ra soát điều chỉnh và xây dựng mới các chương trình chi tiết cho các hệ đào tạo. Các chương trình giáo dục đào tạo được tập thể giáo viên có chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trực tiếp biên soạn. Cơ sở vật chất, diện tích đất đai của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng các ngành, nghề đang đào tạo, hàng năm nhà trường mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các ngành nhằm đáp ứng nhu cầu người học và theo kịp khoa học công nghệ mới.
Ngoài ra còn các hệ đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp sang cao đẳng chuyên nghiệp, từ trung cấp nghề sang trung cấp chuyên nghiệp. Hệ đào tạo vừa làm vừa học trung cấp chuyên nghiệp các ngành: §iÖn c«ng nghiÖp vµ d©n dông; Tin häc øng dông; C«ng nghÖ may vµ thêi trang.
VII. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
1. Hệ Cao đẳng: Bắt đầu tuyển sinh từ K41 (năm học 2006 – 2007). Hiện đã tuyển sinh được 3.466 sinh viên, đào tạo và đã tốt nghiệp 1.320 sinh viên
2. Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: Bắt đầu tuyển sinh từ K32 (năm học 1997 – 1998). Hiện đã tuyển sinh được 4.286 học sinh, đào tạo và tốt nghiệp 4.031 học sinh
3. Hệ Cao đẳng nghề: Bắt đầu tuyển sinh từ K42 (năm học 2007 – 2008). Hiện đã tuyển sinh được 1.270 sinh viên, đào tạo và tốt nghiệp 689 sinh viên
4. Hệ Trung cấp nghề: Bắt đầu tuyển sinh từ K1 (14/11/1959). Hiện đã tuyển sinh được 13.942 học sinh, đào tạo và tốt nghiệp 13.867 học sinh
Tổng cộng cho đến thời điểm hiện tại: Tuyển sinh được: 22.694 học sinh – sinh viên; tốt nghiệp: 19.907 học sinh – sinh viên.
VIII. XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
Căn cứ vào Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã ra Quyết định số 252/QĐ-CĐCN về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngày 18 tháng 5 năm 2010 và Quyết định số 253/QĐ-CĐCN ngày 18 tháng 5 năm 2010 về việc thành lập các tiểu ban xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, từ đó từng bước hoàn thiện lại chương trình đào tạo các ngành, nghề và có kế hoạch, thông báo xây dựng chuẩn đầu ra giao cho phòng Đào tạo và các Khoa chuyên môn xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra công bố trên trang WEB của nhà trường để lấy ý kiến đóng góp từ người học và sử dụng lao động. Trong quá trình từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 02/2012 do có sự thay đổi nhân sự, nhà trường tiếp tục ra Quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra lần 2 số 98/QĐ-CĐCN ngày 22 tháng 02 năm 2012 nhằm thực hiện Bước 6, Bước 7, Bước 8 trong Công văn số 2196. Đến 31/12/2012 qua nhiều lần hội nghị, hội thảo nhà trường chính thức ra Quyết định ban hành Chuẩn đầu ra các chương trình giáo dục hệ cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.
IX. CAM KẾT THỰC HIỆN
Căn cứ vào sứ mạng, chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên;
Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Miền Núi phía Bắc và cho toàn xã hội;
Sau một thời gian xây dựng, đến nay chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường đã hoàn thành. Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trịnh trọng tuyên bố chuẩn đầu ra của các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp của Nhà trường trước cộng đồng, xã hội.
* Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đảm bảo học sinh - sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp phải đạt được các tiêu chí sau:
- Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện của con người mới Xã hội chủ nghĩa;
- Có kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc tiếp thu công nghệ mới và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, nhanh chóng thích ứng với công nghệ hiện đại;
- Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập và theo nhóm;
- Có khả năng tham gia triển khai thực hiện dự án;
- Có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác phần mềm ứng dụng phục vụ các hoạt động nghề nghiệp;
- Có năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
* Sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên sau khi học tập nếu đạt các chuẩn đầu ra sẽ được công nhận và được cấp:
- Về chuyên môn: Có chứng nhận đã hoàn thành các học phần (tín chỉ) trong chương trình đào tạo, được cấp bằng tốt nghiệp;
- Về ngoại ngữ: Có chứng chỉ tiếng Anh cơ bản trình độ B trở lên với hệ cao đẳng và chứng chỉ A trở lên với trình độ trung cấp.
- Về tin học: Có chứng chỉ tin học trình độ B – theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Về Giáo dục thể chất - Quốc phòng: Có chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với hệ cao đẳng chuyên nghiệp và có bảng điểm đối với các hệ còn lại;
Hệ thống chuẩn đầu ra này cũng chính là bản cam kết của Đảng Ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ CNVC của Nhà trường trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp nhằm đạt chuẩn đầu ra; đảm bảo đào tạo có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của người học cũng như của thị trường lao động và nhu cầu xã hội.