Cảm nhận về phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Cảm nhận về phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Dàn ý I. Mở bài: – Tố Hữu là lá cờ đầu của tho ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị. – "Việt Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài tho "Việt Bắc" là một thành ...
Cảm nhận về phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Dàn ý
I. Mở bài:
– Tố Hữu là lá cờ đầu của tho ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị.
– "Việt Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài tho "Việt Bắc" là một thành công đặc biệt trong đòi tho Tố Hữu. Bài tho viết về cuộc chia tay lớn cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
– Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu mang đậm phong vị dân gian.
II. Thân bài:
1. Cảm nhận về phong vị dân gian trong bài thơ:
a. Phong vi dân gian:
Được hiểu là chất dân gian, là màu sắc, hưong vị dân gian.
b. Phong vi dân gian: trong bài tho "Việt Bắc" được tạo nên từ cách vận dụng nhuần nhuyễn những yêu tốnghệ thuật quen thuộc của văn học dân gian.
– Kết câu đôi đáp trong khung cảnh chia tay đây lưu luyên – đây là một mô típ quen thuộc trong ca dao, dân gian.
– Những từ "mình", "ta" là cấu trúc lòi hỏi, lời đáp đối ứng, gợi nhó đến nhiều câu ca dao về tình cảm đôi lứa.
– Nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca được Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng trong bài tho như: "Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhó nguồn", "Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bây nhiêu"…
– Phong vị ấy còn thể hiện ở âm điệu tha thiết, quyến luyến như những lòi ru trong ca dao, dân ca.
c. Không chỉ dừng lại ở những yếu tố hình thức, phong vi ca dao, dân ca của bài "Viêt Bắc" còn thấm sâu trong nôi dung tư tưởng – cảm xúc. Đó là sự trân trọng, thiết tha với mọi nghĩa tình, ân tình, đề cao đạo lí thủy chung, son sắt vốn là những quan niệm đạo lí và cách sống đã thành truyền thông của dân tộc và được thểhiện sâu đậm trong ca dao, dân ca.
III. Kết luận:
Nhờ thấm đượm phong vị ca dao, dân ca mà bài thơ đã tạo được sự hòa quyện, thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tinh thần và thẩm mĩ của dân tộc, làm cho tư tưởng, tình cảm, hiện thực mới của thời đại nhập vào mạch nguồn dân tộc một cách tự nhiên.