Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành Dàn ý I. Mở bài: – Cảm giác về cuộc sống như một sự đổi mới không ngừng là mảnh đất màu mỡ, trên đó nghệ thuật sinh hoa kết quả (Pau-top-xki). Cuộc sống là bà mẹ vĩ đại của muôn loài, là nguồn cảm ...
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
Dàn ý
I. Mở bài:
– Cảm giác về cuộc sống như một sự đổi mới không ngừng là mảnh đất màu mỡ, trên đó nghệ thuật sinh hoa kết quả (Pau-top-xki). Cuộc sống là bà mẹ vĩ đại của muôn loài, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho mọi sáng tác thi ca.
– Tác giả Nguyễn Trung Thành gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người noi này.
– Truyện ngắn "Rừng xà nu" ra đòi năm 1965, khi đếquốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Đó là một tác phẩm mang đậm chất sử thi, chất Tây Nguyên đồng thòi qua tác phẩm ta cũng thấy được vai trò vô cùng quan trọng của thiên nhiên trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.
II. Thân bài:
1. Khái niệm hình tượng: Xem đềhình tượng rừng xà nu
– Cây xà nu là hình tượng bao trùm, là mạch sống, là linh hổn của tác phẩm, nó biểu tượng cho số phận đau thương nhưng rất đỗi kiến cường của con người.
2. Tác phẩm mang đậm chất sử thi, chất Tây Nguyên
– Tác phẩm mang tính sử thi thường đi vào những vấn đề lớn của cộng đồng, dân tộc, tác phẩm hướng tói bối cảnh rộng lớn, hoành tráng, nhân vật là những người anh hùng kết tinh vẻ đẹp và lí tưởng cộng đổng, hình ảnh trong tác phẩm thường kì vĩ, lớn lao, đẹp đẽ, phi thường, giọng điệu thiên về ngợi ca, tôn vinh.
– Nghệ thuật miêu tả giàu khuynh hướng sử thi khiến hình tượng rừng xà nu trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do và tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên.
– Cây xà nu không chỉ là một loại cây đặc thù, tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên mà sự hợp lại của nó thành những cánh rừng xà nu tạo nên một không gian nghệ thuật đậm hương vị sử thi của câu chuyện. Theo nhà văn, xà nu là một loại cây họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên, rất gần gũi với con người noi đây nên có nhiều nét tương đổng đến kì lạ: hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, vừa thanh nhã vừa rắn rỏi. Có lẽ vì thếnhà văn đã chọn hình ảnh cây xà ÙU để đặt tên cho tác phẩm, để làm nền cho câu chuyện và tạo dựng không khí truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có dân làng Xô Man.
– Cây xà nu có mặt hàng ngày trong cuộc sống của dân làng Xô Man từ ngàn đòi: lừa xà nu cháy trong mỗi bếp, trong đông lửa ở nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Mai và Tnú học chữ, khi Tnú trở về đon vị thì cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xa nu gần con nước lớn.
– Cây xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man, ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lây giáo, mác, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, giặc đốt tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và cũng chính từ cảnh tượng đau thương ấy dân làng Xô Man đã nổi dậy, đống lửa xà nu soi rõ mười tên lính giặc ngổn ngang.
– Cây xà nu gắn với cuộc sống của dân làng Xô Man đến mức nó thấm sâu vào nếp nghĩ và cuộc sống của họ: Ấy là khi Tnú cảm nhận về cụ Mết "ngực căng như… lớn", cụ Mết nói: "Không có…. đất ta".
=> Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đòi sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này. Cây xà nu không những gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên mà nó còn tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
Nguyễn Trung Thành đã sử dụng hình ảnh cây xà nu như một sợi chỉ đỏ quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp và tinh thần kiến cường bất khuất của con người Tây Nguyên.
– Mở đầu thiên truyện ngắn, người đọc đã bị cuốn hút vào cánh rừng xà nu ngày càng bị bom đạn kẻ thù tàn phá nhưng vẫn căng đầy sức sống. Trong suốt câu chuyện, tác giả còn nhiều lần nhắc đến cây xà nu, rừng xà nu, ngọn xà nu, lửa xà nu, nhựa xà nu,… và cho đến cuối tác phẩm cũng là cánh rừng xà nu bạt ngàn nhìn hút tầm mắt, nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Việc nhắc lại nhiều lần như vậy không phải vì đây là một câu chuyện thuần túy viết về cây xà nu, rừng xà nu và cũng không phải đó là sự lặp lại ngẫu nhiên, mà rõ ràng đấy là một dụng ý nghệ thuật. Chính sự lặp lại này kết hợp với việc khai thác các đặc tính của cây xà nu từ nhiều góc độ: cành lá xum xuê như những con chim đủ lông mao, lông vũ đạn đại bác của quân thù không giết nổi chúng. Trong rừng có hàng nghìn hàng vạn những cây xà nu như thế, chúng kề vai sát cánh bên nhau tạo thành một rừng xà nu lớn. Cứ như thếhai ba năm nay, nó ưõn tâm ngực lớn vạm võ của mình che chở cho dân làng. Và đến khi dân làng Xô Man đồng khởi thì cả rừng xà nu cũng ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng.
– Miêu tả hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu – thủ pháp nhân hóa như thế Nguyên Trung Thành đã đem đến cho người đọc một sự liên tưởng bất ngò, thú vị. Cây xà nu kia phải chăng là một phẩm chất, là sức sống mãnh liệt, là sức mạnh tiềm tàng, là tinh thần đoàn kết, là truyền thống kiến cường bất khuất của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu ác liệt chông kẻ thù chung của dân tộc.
3. Vai trò của thiên nhiên trong công cuộc chiến đấu hảo vệ Tô quốc:
– Hình tượng những cây xà nu, rừng xà nu đi dọc suốt chiều dài tác phẩm: Nguyễn Trung Thành đã nhận ra sự gắn bó mật thiết giữa rừng xà nu và dân làng Xô Man. Cây xà nu đã thành bầu bạn với con người noi đây qua bao cuộc trường kì, qua bao nhiêu sự thăng trầm của lịch sử.
– Cây xà nu là hiện thân của không gian sống của con người Tây Nguyên và cũng chính là không gian che chở, bao bọc họ trước những làn đạn ác liệt của quân thù. Rừng "ưõn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng". Rừng trải đến tận chân tròi màu xanh bất tận như một sự thách thức với bom đạn, khói lửa của chiến tranh.
– Trong mỗi cây xà nu là dáng dấp một con người, một thếhệ anh hùng. Môi đòi xà nu là một đòi dân tộc. Rừng xà nu không bao giờ gục ngã như con người Việt Nam chẳng bao giò khuất phục trước chiến tranh. Rừng xà nu mang hơi thở, linh hồn đại ngàn Tây Nguyên và trở thành một phần bản sắc dân tộc. Người ta nhận ra máu thịt con người Tây Nguyên trong dòng nhựa xà nu, sức sống của dân tộc dường như đã
hóa thân vào từng ngọn cây, chiếc lá. Rừng xà nu trở thành hình tượng lớn bao trùm toàn bộ tác phẩm, mang lại cho tác phẩm sức khái quát lớn bởi nó đã tái hiện lại một trang lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc, qua đó khoi gợi và khẳng định sức sống của con người Việt Nam. Trong cái chết, sức sống vẫn được tái sinh. Rừng xà nu trở thành khúc tráng ca của con người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, khẳng định cái đẹp vĩnh hằng của con người trong đấu tranh cách mạng, trên con đường đi tìm lại sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của mình.
Văn học cần hình tượng như loài ong cần nhụy để tạo nên những giọt mật tinh túy cho đòi. Hình tượng có sức sống bền bỉ là hình tượng phát biêu lên được những vấn đề nóng hổi của thòi đại, khẳng định cái đẹp, tính nhân bản trong cuộc đòi. Nguyễn Trung Thành đã thể hiện một ngòi bút tài năng, tinh tếkhi xây dựng nên hình tượng cây xà nu, rừng xà nu, minh chứng cho sự bất tử của cái đẹp và sự sống.