Chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
Đề bài: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành” Bài làm Ở đời này xét cho cùng chỉ có người với ta, nhưng đã là người thì ai cũng có lý trí, có lương tâm, có ý chí. Do đó khi ta ở hiền tức là thực lòng ăn ở hợp với đạo đức, đối xử tử tế với mọi ...
Đề bài: Anh chị hãy chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
Bài làm
Ở đời này xét cho cùng chỉ có người với ta, nhưng đã là người thì ai cũng có lý trí, có lương tâm, có ý chí. Do đó khi ta ở hiền tức là thực lòng ăn ở hợp với đạo đức, đối xử tử tế với mọi người, thì tâm hồn ta thanh thản, trí tuệ ta sáng suốt, luôn quyết định đúng nên đương nhiên ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Còn đổi với người, khi thấy ta thực lòng đối xử tốt với họ thì đương nhiên khi có điều kiện họ hẳn sẽ tìm cách đền đáp lại. Ngoài ra, khi xã hội có nhiều người ở hiền thì xã hội, tức hoàn cảnh sống quanh ta sẽ tốt hơn, ta sẽ dễ gặp những điều lành.
Theo tôi "ở hiền sẽ gặp lành ", chính là cách trình bày cụ thể, dễ hiểu luật nhân quả. "Ở đời này không có cái gì tự sinh ra, tự mất đi mà chỉ có sự chuyển hóa mà thôi. Tuy vậy ở đời không khỏi có những kẻ xấu, thấy ta hiền lành họ có thể lợi dụng ta, đem đến điều tai hại, bất lợi cho ta nhưng số người này chỉ là thiểu số. Mặt khác, nghịch cảnh ấy lại chính là cơ hội thử thách để khẳng định ta có quả thực "ở hiền" hay không.
Chưa kể,nếu thế giới thiêng liêng có thực, thì đâu có chuyện kẻ" ở hiền " lại không "gặp điều lành".Ở hiền nghĩa là không làm điều ác, và có làm điều thiện và biết truyền bá cái thiện (hiền nhân). Lành có nghĩa là những điều tốt, thuận lợi, tai qua nạn khỏi, hay chỉ đơn giản là không gặp sóng gió.
Câu tục ngữ nêu lên một quan hệ nhân quả (cái này là nguyên nhân của cái kia, cái kia là kết quả của cái này) giữa "ở hiền" và "lành". Động từ "gặp" là một cầu nối quan trọng, có nghĩa là "tất yếu sẽ được (một cái gì đó)"
Mối quan hệ nhân quả này có 2 chiều, "ở hiền" là nguyên nhân của "gặp lành" và ngoài ra, còn hàm ý thêm là muốn "gặp lành" thì phải nên "ở hiền". Mỗi chiều có một dụng ý khuyên răn hay khích lệ con người làm điều tốt điều lành.
Khuyên răn ở chỗ là: Muốn gặp lành thì phải lo ăn ở sao cho tốt đẹp (hiền). Khích lệ ở chỗ là, nếu làm điều tốt, điều phải, điều thiện, thì tất sẽ gặp chuyện tốt lành về sau.
Về mặt lô gíc, hai hiện tượng "ở hiền" và "gặp lành" không có mối quan hệ rõ rệt gì cả. Người ở hiền có khi gặp lành, nhưng cũng nhiều khi gặp toàn chuyện tai kiếp, thậm chí phải bỏ mạng.
Về mặt thuyết nhân quả của nhà Phật, nếu con người tin vào tôn giáo, thì thuyết này có thể giải thích mối liên hệ nhân quả của "ở hiền" và "gặp lành" không mấy khó khăn. Nếu không chấp nhận tôn giáo thì không thể dùng lý luận này được.
Đứng về mặt khoa học và tư duy lô gíc, ở hiền tức là làm việc tốt, sống tốt đẹp, thương người, giúp người… thì sẽ được công đồng quý mến và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người ở hiền. Ở hiền thì sẽ có nhiều cơ hội được "gặp lành" hơn là "ở ác".
Trong các quy luật xã hội, người ta chỉ nói đến cơ hội (phần trăm xác xuất xảy ra), chứ không nói đến tính tuyệt đối như trong việc chứng minh một bài toán. Quy luật trong XH là cho đa số, dĩ nhiên không thể tránh được các ngoại lệ. Các ngoại lệ chỉ xảy ra ở số ít, cho nên góp phần chứng minh tính "đa số" của các quy luật xã hội.
Có thể giải thích đại khái, ở hiền thì sẽ có nhiều cơ may gặp được chuyện tốt lành. Đây là tục ngữ nói lên một quy luật xã hội. Qua câu tục ngữ ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu ăn ở sao cho phải đạo, hiền lành chắc chắn sẽ nhận kết thúc có hậu.