04/06/2017, 22:54
Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Báo tiệp (Tin thắng trận) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người". Hai tiếng Bác Hồ gợi trong lòng chúng ta những gì? Là niềm tự hào của cả dân tộc về người lãnh tụ vĩ đại; là tình yêu thương của triệu triệu con người Việt Nam và các dân tộc khác dâng lên cho "bảy mươi chín mùa xuân trong ...
"Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người".
Hai tiếng Bác Hồ gợi trong lòng chúng ta những gì? Là niềm tự hào của cả dân tộc về người lãnh tụ vĩ đại; là tình yêu thương của triệu triệu con người Việt Nam và các dân tộc khác dâng lên cho "bảy mươi chín mùa xuân trong sáng" đã suốt đời vì sự nghiệp cách mạng. Và cũng trong con người vĩ đại ấy là hình ảnh giản dị của Người mà ta cảm nhận được qua: Cuộc sống của Người và trong những bài thơ.
Dẫu suốt đời Người không tự nhận là nhà thơ - mà chỉ là người bạn của văn nghệ, nhưng những vần thơ của Người cứ đi vào lòng mỗi chúng ta và gợi biết bao điều suy nghĩ. Thơ của Bác - cũng như những sáng tác văn chương của Người, hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức.
Tất cả bắt đầu từ mục đích mà Người đề ra khi cầm bút. Ở mảng thơ thiên về chất trữ tình (tất nhiên vẫn đầy chất "thép"), ta tìm thấy được rất nhiều nét tài hoa nghệ sĩ, hòa quyện giữa chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)... Đi sâu vào một bài thơ trong số ấy: Tin thắng trận (Báo tiệp), để hiểu hơn về Người và về chính sự rung cảm của trái tim ta.
Hiểu một bài thơ, điều đầu tiên mà ai cũng biết đó là nhận thức, song quan trọng hơn vẫn là một trái tim. Nghĩa là ta phải để lòng mình hòa với hồn thơ của tác giả - mà mấy ai giống nhau. Đặc biệt là đối với thơ của Bác; bởi thơ của Người luôn "giản dị" nhưng chứa ở tầng sâu biết bao ý nghĩa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định (đại ý): Hiểu thơ Bác là hiểu con người của Bác và vì thế ta cần để lòng mình trong sáng, tĩnh lặng đón lấy được cái hồn của những câu thơ thanh khiết. Làm sao ta có thể hiểu hết tâm hồn của câu thơ "Giang tâm như kính, tịnh vô trần" (Lòng sông gương sáng bụi không mờ) - trích Tân xuất ngục học đăng sơn (Nhật kí trong tù), khi lòng ta ít nhiều còn vẩn đục... Đã có biết bao nhà phê bình đến với thơ Bác, song có lúc họ thú nhận dường như chưa hiểu hết được ý thơ (Hoài Thanh). Vì thế, em - chỉ là một trong những trái tim tuổi trẻ được nghe về Bác, được học về Bác, xin được đem trọn tấm lòng mình viết nên những dòng cảm nghĩ về tấm lòng của Người Cha già dân tộc, về cái hay cái đẹp của bài thơ Tin thắng trận này.
Báo tiệp (Tin thắng trận) được Bác viết năm 1948, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp "gian lao mà anh dũng" ở giai đoạn bắt đầu với rất nhiều khó khăn. Người "thuyền trưởng Hồ Chí Minh" đang để hết tâm trí chèo lái con tàu Tổ quốc vượt bao ghềnh thác hiểm nguy. Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử đó và trong giây phút hiếm hoi Bác đến với thơ.
Bài thơ mở ra với hình ảnh của "trăng" - một người "bạn thơ" rất đỗi tri kỉ tri âm của Người (dẫu tiêu đề là Báo tiệp). "Trăng" xuất hiện rất độc đáo, rất riêng mà quen thuộc lạ kì:
"Nguyệt thôi song vấn: - Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thỉ".
(Trăng đẩy cửa sổ hỏi: Thơ xong chưa?
vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được).
Ai từng yêu thơ Bác không thể nào không biết về những bài thơ trăng của Người. Bác Hồ của chúng ta luôn lấy hình ảnh trăng làm nguồn cảm hứng. Khi ở tù, Người vẫn "ngắm trăng" theo cách rất riêng của mình:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Hay khi "bàn bạc việc quân" trở về thì ánh trăng "bát ngát" đã "ngân đầy thuyền" (Rằm tháng giêng, 1948). Trăng là một điều gì đó vừa thiêng liêng lắm, vừa thân quen để giãi bày, tâm sự.
Trong thơ ca xưa và nhất là ở Thơ mới, hình ảnh vầng trăng luôn được thi nhân ưu ái (đặc biệt với thơ ca phương Đông). Trăng trong thơ Bác cũng thế, song vẫn mang một nét riêng: Trăng giống như người bạn tâm giao hơn là một người tình. Có lẽ điều đơn giản là Bác nhìn trăng bằng đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng.
Trở lại vấn đề. Trăng xuất hiện để "đòi thơ" và người chiến sĩ cách mạng ở đây - chủ thể trữ tình là Bác của chúng ta, đã "cáo lỗi" với trăng rằng việc quân còn đang bận, dẫu có thi hứng vẫn "chưa làm thơ được". Ôi, một hình ảnh thơ giản dị mà đẹp biết bao: Trăng nhân hóa như người và người với trăng giao hòa làm một, hiểu nhau nhiều, thật nhiều. Từ hình ảnh thơ ấy thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của Bác: Người vẫn trằn trọc suy tư cho cuộc kháng chiến. Cũng hình ảnh vầng trăng, cũng hình ảnh của Người mà ta đã gặp:
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Hai câu đầu bài thơ thật đẹp, thật hay, thật lãng mạn mà cũng thật cách mạng. Tứ thơ đang tràn ngập ánh sáng và chất tình thì mạch cảm xúc chợt chuyển đổi sang một nguồn khơi khác: Âm thanh tiếng chuông và tin chiến thắng:
"Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị Liên khu báo tiệp thì".
(Tiếng chuông ở lầu trên núi khua tỉnh giấc mộng đêm thu
Vừa hay là lúc tin thắng trận ở Liên khu háo về)
Đang lo lắng việc quân, cũng như nói với trăng về hoàn cảnh của mình, thì âm thanh tiếng chuông khiến con người hoàn toàn tỉnh giấc. Cái "bừng giấc" này liệu có nên hiểu là sự đánh thức không? Theo em, không nên nghĩ như thế, bởi Bác Hồ là người của rất nhiều đêm "không ngủ được" cho "nỗi nước nhà".
Vậy có thể hiểu sự việc đó như thế nào? Hai sự việc ở câu thơ thứ ba và thứ tư diễn ra cùng một lúc: Tiếng chuông vừa cất lên gợi đêm tĩnh lặng và tin chiến thắng báo về. Rõ ràng sức nén của bài thơ vút lên từ câu thơ cuối, niềm vui vút lên thành điểm sáng cho toàn bài. Ta có thể hiểu câu thơ như một tiếng bật chứa nhiều dung lượng và sức nén để sáng cả ý thơ. Một bài thơ khác của Bác cũng có tứ thơ khỏe khoắn như thế, bài "Vô đề" (1968): Ba câu đầu là bước đệm cho câu thơ cuối - nói về việc đã lâu rồi Người không làm thơ, nay lại thử làm xem ra sao, khi chưa tìm được vần thơ thì chợt "nghe vần thắng vút lên cao".
Hiểu ở khía cạnh nội dung là chưa đủ, bởi cả bài thơ là một nét đẹp mang đậm "chất Hồ Chí Minh". Những vần thơ của Người luôn ánh lên một vẻ rất riêng, dẫu Người cũng là rất chung của dân tộc, của triệu triệu con người trên đời: Nét đẹp hòa quyện cua chất "thép" và chất "tình", tâm hồn nghệ sĩ trong chất chiến sĩ, như Hoàng Trung Thông viết:
"Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
Điều đó khiến cho những ai đọc thơ Bác không bao giờ say cảnh đẹp đến quên cách mạng và cũng không nhìn cách mạng qua ánh mắt "chính trị hóa" nữa.
Tin thắng trận là bài thơ viết về cái chung, điều ấy đã rõ, song vẫn mang hình ảnh Người: Luôn lo cho dân cho nước cho dù cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Nhưng có lẽ, khác với Cảnh khuya, Rằm tháng giêng hay một vài bài thơ khác của Bác, Tin thắng trận có một nét sôi nổi hào hứng riêng của nó - đúng với tiêu đề Báo tiệp. Và cũng giống như bài vô đề đã đề cập, những dòng đầu bài thì Bác bảo chưa có thơ, đến câu kết lại hoàn thành bài thơ xong tự lúc nào.
Có lẽ đấy là một cách làm thơ rất Hồ Chí Minh. Vì không tự nhận mình là nhà thơ nên Bác không cố ý trau chuốt những câu thơ hay, nhưng cũng vì thế mà nguồn thơ, cảm hứng của Người rất thoải mái, rất đẹp, nét đẹp giản dị mà cao cả, trong sáng vô ngần. "Nàng thơ" khó tính với người này và dễ với người khác chăng? Có lẽ không hẳn như vậy. Hãy hiểu rằng: Thơ Bác khởi phát từ trái tim vĩ đại, đã làm rung cảm những trái tim và vì thế sẽ được những trái tim đáp lại (thơ Tố Hữu về Bác: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ).
Bài thơ Tin thắng trận, cùng với biết bao bài thơ khác của Bác, trong toàn bộ sự nghiệp vĩ đại Người để lại cho chúng ta chắc chắn sẽ sống mãi. Điều này chúng ta đã nói, đã viết, đã tự nhủ và ghi khắc. Nhưng có bao giờ ta tự hỏi mình rằng, những điều ấy sẽ "sống" như thế nào? Xin thưa rằng, hãy để những điều thiêng liêng đó, một thời của quá khứ vàng son oanh liệt, vẻ cao đẹp ấy, sống thật sự giữa trái tim mọi người.
Nghệ thuật văn chương của Bác - thơ ca nói riêng, sản phẩm tinh thần mà chỉ con người mới tạo ra dược phải cảm nhận bằng cảm xúc rất riêng, rất mới, Hãy nói, hãy kể cho nhau nghe về cái đẹp ấy để bao lớp người đi trước, thế hệ tuổi trẻ bây giờ và mai sau nữa: Hiểu mình, hiểu cuộc sống, hiểu về lịch sử và những con người bất tử ngày xưa. Xin đừng hiểu và xét thơ chỉ bằng lí trí, hãy lắng lòng để cảm nhận bằng cả trái tim.
Dẫu suốt đời Người không tự nhận là nhà thơ - mà chỉ là người bạn của văn nghệ, nhưng những vần thơ của Người cứ đi vào lòng mỗi chúng ta và gợi biết bao điều suy nghĩ. Thơ của Bác - cũng như những sáng tác văn chương của Người, hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức.
Tất cả bắt đầu từ mục đích mà Người đề ra khi cầm bút. Ở mảng thơ thiên về chất trữ tình (tất nhiên vẫn đầy chất "thép"), ta tìm thấy được rất nhiều nét tài hoa nghệ sĩ, hòa quyện giữa chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)... Đi sâu vào một bài thơ trong số ấy: Tin thắng trận (Báo tiệp), để hiểu hơn về Người và về chính sự rung cảm của trái tim ta.
Hiểu một bài thơ, điều đầu tiên mà ai cũng biết đó là nhận thức, song quan trọng hơn vẫn là một trái tim. Nghĩa là ta phải để lòng mình hòa với hồn thơ của tác giả - mà mấy ai giống nhau. Đặc biệt là đối với thơ của Bác; bởi thơ của Người luôn "giản dị" nhưng chứa ở tầng sâu biết bao ý nghĩa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định (đại ý): Hiểu thơ Bác là hiểu con người của Bác và vì thế ta cần để lòng mình trong sáng, tĩnh lặng đón lấy được cái hồn của những câu thơ thanh khiết. Làm sao ta có thể hiểu hết tâm hồn của câu thơ "Giang tâm như kính, tịnh vô trần" (Lòng sông gương sáng bụi không mờ) - trích Tân xuất ngục học đăng sơn (Nhật kí trong tù), khi lòng ta ít nhiều còn vẩn đục... Đã có biết bao nhà phê bình đến với thơ Bác, song có lúc họ thú nhận dường như chưa hiểu hết được ý thơ (Hoài Thanh). Vì thế, em - chỉ là một trong những trái tim tuổi trẻ được nghe về Bác, được học về Bác, xin được đem trọn tấm lòng mình viết nên những dòng cảm nghĩ về tấm lòng của Người Cha già dân tộc, về cái hay cái đẹp của bài thơ Tin thắng trận này.
Báo tiệp (Tin thắng trận) được Bác viết năm 1948, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp "gian lao mà anh dũng" ở giai đoạn bắt đầu với rất nhiều khó khăn. Người "thuyền trưởng Hồ Chí Minh" đang để hết tâm trí chèo lái con tàu Tổ quốc vượt bao ghềnh thác hiểm nguy. Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử đó và trong giây phút hiếm hoi Bác đến với thơ.
Bài thơ mở ra với hình ảnh của "trăng" - một người "bạn thơ" rất đỗi tri kỉ tri âm của Người (dẫu tiêu đề là Báo tiệp). "Trăng" xuất hiện rất độc đáo, rất riêng mà quen thuộc lạ kì:
"Nguyệt thôi song vấn: - Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thỉ".
(Trăng đẩy cửa sổ hỏi: Thơ xong chưa?
vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được).
Ai từng yêu thơ Bác không thể nào không biết về những bài thơ trăng của Người. Bác Hồ của chúng ta luôn lấy hình ảnh trăng làm nguồn cảm hứng. Khi ở tù, Người vẫn "ngắm trăng" theo cách rất riêng của mình:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Hay khi "bàn bạc việc quân" trở về thì ánh trăng "bát ngát" đã "ngân đầy thuyền" (Rằm tháng giêng, 1948). Trăng là một điều gì đó vừa thiêng liêng lắm, vừa thân quen để giãi bày, tâm sự.
Trong thơ ca xưa và nhất là ở Thơ mới, hình ảnh vầng trăng luôn được thi nhân ưu ái (đặc biệt với thơ ca phương Đông). Trăng trong thơ Bác cũng thế, song vẫn mang một nét riêng: Trăng giống như người bạn tâm giao hơn là một người tình. Có lẽ điều đơn giản là Bác nhìn trăng bằng đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng.
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Hai câu đầu bài thơ thật đẹp, thật hay, thật lãng mạn mà cũng thật cách mạng. Tứ thơ đang tràn ngập ánh sáng và chất tình thì mạch cảm xúc chợt chuyển đổi sang một nguồn khơi khác: Âm thanh tiếng chuông và tin chiến thắng:
"Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị Liên khu báo tiệp thì".
(Tiếng chuông ở lầu trên núi khua tỉnh giấc mộng đêm thu
Vừa hay là lúc tin thắng trận ở Liên khu háo về)
Đang lo lắng việc quân, cũng như nói với trăng về hoàn cảnh của mình, thì âm thanh tiếng chuông khiến con người hoàn toàn tỉnh giấc. Cái "bừng giấc" này liệu có nên hiểu là sự đánh thức không? Theo em, không nên nghĩ như thế, bởi Bác Hồ là người của rất nhiều đêm "không ngủ được" cho "nỗi nước nhà".
Vậy có thể hiểu sự việc đó như thế nào? Hai sự việc ở câu thơ thứ ba và thứ tư diễn ra cùng một lúc: Tiếng chuông vừa cất lên gợi đêm tĩnh lặng và tin chiến thắng báo về. Rõ ràng sức nén của bài thơ vút lên từ câu thơ cuối, niềm vui vút lên thành điểm sáng cho toàn bài. Ta có thể hiểu câu thơ như một tiếng bật chứa nhiều dung lượng và sức nén để sáng cả ý thơ. Một bài thơ khác của Bác cũng có tứ thơ khỏe khoắn như thế, bài "Vô đề" (1968): Ba câu đầu là bước đệm cho câu thơ cuối - nói về việc đã lâu rồi Người không làm thơ, nay lại thử làm xem ra sao, khi chưa tìm được vần thơ thì chợt "nghe vần thắng vút lên cao".
Hiểu ở khía cạnh nội dung là chưa đủ, bởi cả bài thơ là một nét đẹp mang đậm "chất Hồ Chí Minh". Những vần thơ của Người luôn ánh lên một vẻ rất riêng, dẫu Người cũng là rất chung của dân tộc, của triệu triệu con người trên đời: Nét đẹp hòa quyện cua chất "thép" và chất "tình", tâm hồn nghệ sĩ trong chất chiến sĩ, như Hoàng Trung Thông viết:
"Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
Điều đó khiến cho những ai đọc thơ Bác không bao giờ say cảnh đẹp đến quên cách mạng và cũng không nhìn cách mạng qua ánh mắt "chính trị hóa" nữa.
Tin thắng trận là bài thơ viết về cái chung, điều ấy đã rõ, song vẫn mang hình ảnh Người: Luôn lo cho dân cho nước cho dù cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Nhưng có lẽ, khác với Cảnh khuya, Rằm tháng giêng hay một vài bài thơ khác của Bác, Tin thắng trận có một nét sôi nổi hào hứng riêng của nó - đúng với tiêu đề Báo tiệp. Và cũng giống như bài vô đề đã đề cập, những dòng đầu bài thì Bác bảo chưa có thơ, đến câu kết lại hoàn thành bài thơ xong tự lúc nào.
Có lẽ đấy là một cách làm thơ rất Hồ Chí Minh. Vì không tự nhận mình là nhà thơ nên Bác không cố ý trau chuốt những câu thơ hay, nhưng cũng vì thế mà nguồn thơ, cảm hứng của Người rất thoải mái, rất đẹp, nét đẹp giản dị mà cao cả, trong sáng vô ngần. "Nàng thơ" khó tính với người này và dễ với người khác chăng? Có lẽ không hẳn như vậy. Hãy hiểu rằng: Thơ Bác khởi phát từ trái tim vĩ đại, đã làm rung cảm những trái tim và vì thế sẽ được những trái tim đáp lại (thơ Tố Hữu về Bác: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ).
Bài thơ Tin thắng trận, cùng với biết bao bài thơ khác của Bác, trong toàn bộ sự nghiệp vĩ đại Người để lại cho chúng ta chắc chắn sẽ sống mãi. Điều này chúng ta đã nói, đã viết, đã tự nhủ và ghi khắc. Nhưng có bao giờ ta tự hỏi mình rằng, những điều ấy sẽ "sống" như thế nào? Xin thưa rằng, hãy để những điều thiêng liêng đó, một thời của quá khứ vàng son oanh liệt, vẻ cao đẹp ấy, sống thật sự giữa trái tim mọi người.
Nghệ thuật văn chương của Bác - thơ ca nói riêng, sản phẩm tinh thần mà chỉ con người mới tạo ra dược phải cảm nhận bằng cảm xúc rất riêng, rất mới, Hãy nói, hãy kể cho nhau nghe về cái đẹp ấy để bao lớp người đi trước, thế hệ tuổi trẻ bây giờ và mai sau nữa: Hiểu mình, hiểu cuộc sống, hiểu về lịch sử và những con người bất tử ngày xưa. Xin đừng hiểu và xét thơ chỉ bằng lí trí, hãy lắng lòng để cảm nhận bằng cả trái tim.