04/06/2017, 22:54
Trình bày những nét khái quát về tác giả của tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục.
J. J. Ru-xô là nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVIII. Ông sinh năm 1712 tại Thụy Sĩ và mất năm 1778 tại Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình bố làm thợ sửa đồng hồ, mãi đến năm 10 tuổi mới bắt đầu đi học và cũng chỉ được hai năm. Thời kì tuổi thơ ngọt ngào nhanh chóng trôi ...
J. J. Ru-xô là nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVIII. Ông sinh năm 1712 tại Thụy Sĩ và mất năm 1778 tại Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình bố làm thợ sửa đồng hồ, mãi đến năm 10 tuổi mới bắt đầu đi học và cũng chỉ được hai năm. Thời kì tuổi thơ ngọt ngào nhanh chóng trôi qua, ông bắt đầu đi học nghề thợ khắc.
Trong một thời gian dài 13 năm từ năm 1728, ông phải bôn ba để kiếm sống và trải qua nhiều cay đắng tủi nhục. Thời gian đó ông có lúc làm thợ khắc, lúc làm đầy tớ trong gia đình quý tộc, lúc phải nương nhờ Đơ Van-ren, lúc vào học ở Đại chủng viện... sau đó ông đi học nhạc rồi dạy nhạc để kiếm sống. Trong gần 5 năm ở nhà Đơ Van-ren, Ru-xô đọc sách suốt ngày đêm, từ sách lịch sử, triết học, văn học, địa lí đến thiên văn học, vật lí, hóa học...
Cuối năm 1740, Ru-xô đến Pa-ri và một giai đoạn mới trong cuộc đời ông đã mở ra. Ông bắt đầu dạy nhạc và làm thư kí. Năm 1746, Ru-xô lập gia đình. Vợ của ông là một cô gái nghèo làm nghề giặt thuê tên là Tê-re-dơ. Sau này, trong cuốn hồi kí của mình, Ru-xô kể lại: Tê-re-dơ là niềm an ủi duy nhất có thực trời ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ giúp cho tôi chịu đựng được cuộc đời.
Năm 1750, Ru-xô giành giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Đi-gông với tác phẩm Luận về khoa học và nghệ thuật. Năm 1752, ông viết tác phẩm Thầy bói nông thôn và để lại dấu ấn nhờ tác phẩm này. Những năm sau đó, tài năng của Ru-xô được bộc lộ và hàng loạt tác phẩm đã được ông cho ra đời. Trong đó phải kể đến như Nàng Ê-lôi-dơ mới, Khế ước xã hội, Ê-min hay về giáo dục, Những bức thư từ trên núi, Những điều bộc lộ... Những năm tháng cuối đời, Ru-xô bị thế lực Nhà thờ và bọn phản động săn đuổi nhiều lần, có lúc ông phải thay đổi họ tên để trốn tránh.
Năm 1778, Ru-xô qua đời. Hơn mười năm sau, khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, thi hài của ông mới được đưa về an táng tại điện Păng-tê-ông, nơi dành cho các danh nhân vĩ đại của nước Pháp.
Cuộc đời của Ru-xô là cuộc đời của một con người nhiều cay đắng mà vinh quang. Bài học lớn nhất của ông là bài học về tự học và kiên cường vượt qua mọi thử thách, quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình.
Cuối năm 1740, Ru-xô đến Pa-ri và một giai đoạn mới trong cuộc đời ông đã mở ra. Ông bắt đầu dạy nhạc và làm thư kí. Năm 1746, Ru-xô lập gia đình. Vợ của ông là một cô gái nghèo làm nghề giặt thuê tên là Tê-re-dơ. Sau này, trong cuốn hồi kí của mình, Ru-xô kể lại: Tê-re-dơ là niềm an ủi duy nhất có thực trời ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ giúp cho tôi chịu đựng được cuộc đời.
Năm 1750, Ru-xô giành giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Đi-gông với tác phẩm Luận về khoa học và nghệ thuật. Năm 1752, ông viết tác phẩm Thầy bói nông thôn và để lại dấu ấn nhờ tác phẩm này. Những năm sau đó, tài năng của Ru-xô được bộc lộ và hàng loạt tác phẩm đã được ông cho ra đời. Trong đó phải kể đến như Nàng Ê-lôi-dơ mới, Khế ước xã hội, Ê-min hay về giáo dục, Những bức thư từ trên núi, Những điều bộc lộ... Những năm tháng cuối đời, Ru-xô bị thế lực Nhà thờ và bọn phản động săn đuổi nhiều lần, có lúc ông phải thay đổi họ tên để trốn tránh.
Năm 1778, Ru-xô qua đời. Hơn mười năm sau, khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, thi hài của ông mới được đưa về an táng tại điện Păng-tê-ông, nơi dành cho các danh nhân vĩ đại của nước Pháp.
Cuộc đời của Ru-xô là cuộc đời của một con người nhiều cay đắng mà vinh quang. Bài học lớn nhất của ông là bài học về tự học và kiên cường vượt qua mọi thử thách, quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình.