28/05/2017, 20:02

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh. Bài Làm Bài thơ “ Rằm tháng Giêng” được sáng tác vào tết  nguyên tiêu năm Mậu Tý  ( 1948). Bài thơ không chỉ là một ánh văn hay dưới góc độ văn học, mà còn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc, suốt ...

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh. Bài Làm Bài thơ “ Rằm tháng Giêng” được sáng tác vào tết  nguyên tiêu năm Mậu Tý  ( 1948). Bài thơ không chỉ là một ánh văn hay dưới góc độ văn học, mà còn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc, suốt từ những năm  đông 1947 sang hè 1948 quân dân ta liên tục dành chiến thắng trước quân xâm lược. Trong hoàn cảnh đó bài thơ được đăng trên báo “ cứu quốc” như một ngọn lừa tiếp ...

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh.

Bài Làm

Bài thơ “ Rằm tháng Giêng” được sáng tác vào tết  nguyên tiêu năm Mậu Tý  ( 1948). Bài thơ không chỉ là một ánh văn hay dưới góc độ văn học, mà còn là một dấu mốc lịch sử quan trọng của nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc, suốt từ những năm  đông 1947 sang hè 1948 quân dân ta liên tục dành chiến thắng trước quân xâm lược. Trong hoàn cảnh đó bài thơ được đăng trên báo “ cứu quốc” như một ngọn lừa tiếp thêm sức manh cho toàn dân tộc , đồng thời giúp chúng ta hiểu được tấm long yêu nước thương dân của Bác.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

bai-tho-ram-thang-gieng

Rằm tháng giêng

Đối với Người, một ngọn cỏ dòng sông, ánh trăng giản dị của nước Việt đều là nguồn cảm hứng bất tận. Vì thế, trong đêm xuân đẹp tuyệt trần Người đánh gác công việc lại một bên để thả hồn vào thiên nhiên.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Rằm tháng giêng là một trong những ngày trăng đẹp nhất trong năm.  Vì nó chưa hơi thở ngọt ngào của mùa xuân.Hơi thở của sự sống đang đâm trồi nảy lộc, ánh trăng xuân thì “ lồng lộng”  mang đến cho cảnh vật vẻ đẹp hữu tình, lung linh mờ ảo. Phải những ai có tâm hồn thật tinh tế mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đó.

Để làm rõ thêm cảnh vật đất trời xuân Người viết.

Sông xuân, nước lẫn màu trời thêm xuân

Với nghệ thuật tả từ gần đến xa giúp chúng ta hình dùng được không khí xuân đang tưới đẫm lên vạn vật tạo nên một không gian tươi mới say đắm lòng người. Chỉ trong hai câu Bác đã dùng đến 3 từ xuân liên tiếp , mỗi tử để miêu tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Để liên kết giữa các cảnh vật  bác dùng dùng từ “lồng lộng” và “lẫn” để vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mở ra trước mắt khiến ta hình dung đến một nhà thi sĩ vô lo chỉ ngắm nhìn đến vẻ đẹp. Nhưng không,  “ nỗi nước nhà” trong lòng Bác chưa bao giờ nguôi.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác ngắm trăng trong giữa dòng sông không phải như các thi sĩ xưa mà để  sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiến sỹ phải bàn việc quân giữa dòng.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Đêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian.  Hình ảnh chiếc thuyền chở đầy ánh trăng đã mở ra trước mắt người đọc một vẻ đẹp đầy lẵng mạn.  Nhưng ẩn sau trong câu thơ chính chiếc thuyền là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng.  Trong câu Bác sử dụng từ “ ngân” cao vút đầy thi vị cho thấy sự lạc quan và niềm tin vào chiến thắng đang tới gần.

Bài thơ “ Rằm tháng giêng”  là một trong những  áng  văn thơ độc đáo của Bác . Từ cảnh vật thiên nhiên đều toát lên vẻ đẹp nội tâm, ý chí mãnh liệt của người chiến sỹ cách mạng.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Bài thơ Rằm tháng giêng

Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng giêng

Phan tich bai tho Ram thang gieng

0