28/05/2017, 13:14

Cảm nhận về bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo Bài làm Nhà thơ được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến không ai khá ngoài Thanh Thảo. Là một trong số những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng ...

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo Bài làm Nhà thơ được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến không ai khá ngoài Thanh Thảo. Là một trong số những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm kiếm tìm các hình thức diễn đạt mới. Tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo là tác phẩm "Đàn ghi ta của Lorca. Bài ...

Đề bài:

Bài làm

Nhà thơ được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến không ai khá ngoài Thanh Thảo. Là một trong số những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm kiếm tìm các hình thức diễn đạt mới. Tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo là tác phẩm "Đàn ghi ta của Lorca.

Bài thơ viết về cái chết của Lorca nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây Ban Nha. Với tấm lòng tri ân đầy xót thương, niềm ngưỡng mộ, Thanh Thảo đã tái hiện thời khắc bi tráng ra đi của Lorca trong tác phẩm này.

Có thể chia tác phẩm làm bốn phần với bốn nội dung: hình tượng Lorca trên nền văn học Tây Ban Nha – hình ảnh bi tráng của Lorca trên pháp trường – Nỗi niềm dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật – suy tư về sự ra đi của Lorca.

Bài thơ ấn tượng bởi âm thanh "li – la li-la li-la" xuất hiện trong tác phẩm. Câu thơ tạo cho toàn bài một giai điệu âm nhạc như tiếng đàn Tây Ban Cầm – loại nhạc cụ là biểu tượng nghệ thuật của Tây Ban Nha. Mỗi phần với nội dung khác nhau đem đến cho người đọc cái nhìn đa chiều và sâu sắc. Sáu câu thơ đầu là bản tiền tấu của bản độc tấu ghita mang tên Lorca. Những giai điệu đầu tiên vút lên hào hùng và mạnh mẽ. Những câu dưới khoảnh khắc lắng xuống day dứt mong manh. Hai khổ thơ tiếp theo lại là hình ảnh bi tráng của Lorca trên pháp trường. Lúc này Lorca đã hóa thân thành tiếng đàn. Mọi cung bậc cảm xúc đều được thể hiện trong từng sắc thái của tiếng đàn: "tiếng ghita nâu", "tiếng ghita lá xanh biết mấy", "tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan", "tiếng ghita ròng ròng máu chảy". Điểm đặc biệt trong phong cách nghệ thuật của bài thơ này là độ dài ngắn, số câu chữ trong một câu thơ. Nó không theo một qui tắc nhất định nào. Nó tự do, phóng khoáng, tùy theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Tác phẩm mang dáng dấp của một bài thơ, nhưng dường như nó là một bài văn xuôi ngắn. Mạch cảm xúc của tác phẩm không hề bị đứt quãng. Nó liền mạch, tạo cho người đọc một cảm giác cũng hòa nhập vào cảm xúc chung của tác giả. Hơn nữa, với đặc điểm này, bàu thơ còn trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ khắc sâu vào lòng người đọc.

Giá trị nội dung sâu sắc nhất của tác phẩm chính là tâm nguyện, bài học từ cái chết của Lorca. Đó là phải biết sáng tạo nghệ thuật vượt lên trên những thế hệ đi trước. "Không ai chôn cất tiếng đàn – Tiếng đàn như cỏ mọc hoang". Gắn với di chúc của Lorca, câu thơ thể hiện một nỗi thất vọng lớn, bởi dường như không ai hiểu được những suy nghĩ của một bậc thiên tài gửi cho hậu thế. Lorca đã mất đi nhưng sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi trường tồn. Những giá trị nghệ thuật đích thực và những sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Nhà thơ đã diễn tả sự ra đi của Lorca thảm khốc nhưng cũng nhẹ nhàng. Phải là người hiểu, trân trọng, ngưỡng mộ người nghệ sĩ thiên tài, tác giả mới có những hình ảnh sáng tạo sâu sắc. Kết thúc bàu thơ âm thanh "lila lila lila" lại vang lên một lần nữa như một bài ca bất tử của con người. Thanh Thảo đã cấy nhạc vào thơ tạo cấu trúc của bản giao hưởng có phần đệm của đàn ghita. Âm thanh cuối tác phẩm như một khúc vĩ thanh, là vòng hoa đặt lên ngôi mộ Lorca.

Bằng sự kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ cùng với sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và mới mẻ về ngôn từ, "Đàn ghita của Lorca" đã thổi một làn gió mới vào nền văn học Việt.

Kim Oanh

0