Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè Bài làm Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi là một trong số những tác gia lớn của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông là tác giả có số tác phẩm đồ sộ để lại cho kho tàng văn học dân tộc. “Quốc âm thi tập” là một trong những không ...
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè Bài làm Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi là một trong số những tác gia lớn của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông là tác giả có số tác phẩm đồ sộ để lại cho kho tàng văn học dân tộc. “Quốc âm thi tập” là một trong những không gian lưu trữ trữ tình đặc sắc. Các nhà nho xưa khi vịnh văn, thơ thường sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên để làm chất liệu trong văn thơ của mình. Trong chùm “Bảo kính cảnh giới” bài thơ số bốn mươi ba có người đặt tên là “Cảnh ngày hè”. Bài thơ đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của tác giả trước thiên nhiên, tấm lòng bao la, bao dung, độ lượng. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên với một tình yêu mãnh liệt, tinh tế. Bài thơ như thay lời của tác giả muốn bộc bạch cùng mỗi chúng ta trước cảnh đất nước với tấm lòng yêu nước, thương dân. Hơn hết trong ấy là nỗi niềm là tình yêu thiên nhiên mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc như chúng ta. “Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp rương” Hai câu thơ trên là hai câu thơ mở đầu cho bài thơ “Cảnh ngày hè”, “Rồi hóng mát thuở ngày trường” đây là câu thơ nói lên thời gian những tín hiệu của bài thơ. Tác giả như đang ngồi an nhàn hóng mát – một sự thể hiện sự nhàn rỗi đến vô cùng, sự nhà rỗi ấy là chuỗi ngày dài lặp lại (Tác giả viết bài thơ trong khi đang những ngày rảnh rỗi ở Côn Sơn). Sự nhàn rỗi ấy là những ngày dài của tác giả, nhàn rỗi cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thời gian đối với con người là rất cần thiết, trong cuộc sống có người ao ước ngày có trên 24 giờ, sự “nhàn rỗi” ấy của tác giả, tạo cảm giác như có chút gì đó nhẹ nhõm nhưng lại có chút gì đó vương vấn trong lòng tác giả. Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè Câu thơ tiếp “Hòe lục đùn đùn tám rợp rương” nói lên khung cảng bức tranh ngày hè với hình ảnh cây hòe với tán rộng, tạo cảm giác như man mát mà lại khó chịu khi những màu sắc của mùa hè tiếp tục được đưa ra, khiến con người chìm ngập trong những quang cảnh, những màu sắc của mùa hè. Cách nhìn của tác giả là sự quan sát từ xa đến gần, quan sát những sự vật đặc trưng mà dễ thấy, dễ nhận biết của ngày hè. “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” Đây tiếp tục là hai câu thơ làm phong phú thêm bức tranh của mùa hè với những hình ảnh tác động mạnh vào thị giác và những mùi hương đặc trưng cuẩ mùa hè. Những hoa lựu đầu hiên cho thấy ánh nhìn của tác giả từ xa lại gần, những hoa lựu kia cũng đang khoe sắc, nở hoa – những màu đỏ tươi trong ngày chớm hè. Thêm vào đó là hình ảnh những cánh sen đã mang đến những hương vị ngày hè, man mac tỏa hương thơm. Bức tranh ấy như một cách toàn thể là sự căng tràn nhựa sống, năng lượng sống trong cuộc đời. “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” Hai câu thơ tiếp là hình ảnh con người, con người với cuộc sống hàng ngày với nhịp sống hàng ngày đang diễn ra, lúc này sự quan sát của tác giả như nhìn từ trên cao xuống, thấy được sự lao xao của chợ cá, của những người đánh cá sau một đêm dài trở về với những mẻ cá thắng lợi. Trong sự ồn ào ấy, cuộc sống đông vui nô nức như vậy, tác giả như một mình suy ngẫm giữa sự đời về đất nước, về cuộc sống con người. “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương” Trong dân gian có sự tích truyền đời về vua Nghiêu – Thuấn bên nước bạn, có cây đàn gọi tên Ngu cầm khi đánh ra một tiếng nhân dân no đủ xung túc, ấm no. Cây đàn ấy lưu lạc chốn nhân gian và không tìm thấy nữa. Mong cho dân giàu mạnh ấm no đó cũng là ước nguyện của bao vị anh tài đất Việt, mong cho đất nước thái bình, no đủ. Ước nguyện của Nguyễn Trãi đã được nâng lên, được trở thành nỗi khát vọng lớn lao của dân tộc. Tương truyền rằng sinh thời ông luôn lo cho cuộc sống của người dân, ông luôn nghĩ cho dân và mong muốn người dân có thêm cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Nguyễn Trãi với tấm lòng cao cả, bao dung luôn đau đáu về dân, về nước. Viết “Cảnh ngày hè” ông không quên được dân tình, nước non. Ông là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, là một người có triết lý, có ước vọng, có lý tưởng rõ ràng. Đến với “Cảnh ngày hè” ta không chỉ cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên rộng mở, tràn ngập sức sống mà hơn hết ẩn sâu trong đó là tình cảm, nỗi niềm sâu xa của tác giả, luôn hết lòng hết ý lo cho dân, cho nước. Qua lăng kính chủ quan của Nguyễn Trãi với sự tinh tế khi quan sát sự thay đổi của đất trời khiến con người thêm bừng sức sống với cuộc đời với sức sống căng tràn, với những màu sắc tươi mới, trẻ trung. Cuộc đời mỗi con người như một vườn hoa lá với bao loài hoa cỏ khoe sắc, tỏa hương. Bên cạnh ấy là tình cảm ẩn sâu trong lòng tác giả, tác giả sau những sắc hương tươi thắm vẫn là nỗi lòng đau đáu muốn cống hiến thêm cho đời, cho người. Hà Vũ Hường Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hèDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm
– Nguyễn Trãi là một trong số những tác gia lớn của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông là tác giả có số tác phẩm đồ sộ để lại cho kho tàng văn học dân tộc. “Quốc âm thi tập” là một trong những không gian lưu trữ trữ tình đặc sắc. Các nhà nho xưa khi vịnh văn, thơ thường sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên để làm chất liệu trong văn thơ của mình.
Trong chùm “Bảo kính cảnh giới” bài thơ số bốn mươi ba có người đặt tên là “Cảnh ngày hè”. Bài thơ đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của tác giả trước thiên nhiên, tấm lòng bao la, bao dung, độ lượng. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên với một tình yêu mãnh liệt, tinh tế. Bài thơ như thay lời của tác giả muốn bộc bạch cùng mỗi chúng ta trước cảnh đất nước với tấm lòng yêu nước, thương dân. Hơn hết trong ấy là nỗi niềm là tình yêu thiên nhiên mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc như chúng ta.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp rương”
Hai câu thơ trên là hai câu thơ mở đầu cho bài thơ “Cảnh ngày hè”, “Rồi hóng mát thuở ngày trường” đây là câu thơ nói lên thời gian những tín hiệu của bài thơ. Tác giả như đang ngồi an nhàn hóng mát – một sự thể hiện sự nhàn rỗi đến vô cùng, sự nhà rỗi ấy là chuỗi ngày dài lặp lại (Tác giả viết bài thơ trong khi đang những ngày rảnh rỗi ở Côn Sơn). Sự nhàn rỗi ấy là những ngày dài của tác giả, nhàn rỗi cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thời gian đối với con người là rất cần thiết, trong cuộc sống có người ao ước ngày có trên 24 giờ, sự “nhàn rỗi” ấy của tác giả, tạo cảm giác như có chút gì đó nhẹ nhõm nhưng lại có chút gì đó vương vấn trong lòng tác giả.
Câu thơ tiếp “Hòe lục đùn đùn tám rợp rương” nói lên khung cảng bức tranh ngày hè với hình ảnh cây hòe với tán rộng, tạo cảm giác như man mát mà lại khó chịu khi những màu sắc của mùa hè tiếp tục được đưa ra, khiến con người chìm ngập trong những quang cảnh, những màu sắc của mùa hè. Cách nhìn của tác giả là sự quan sát từ xa đến gần, quan sát những sự vật đặc trưng mà dễ thấy, dễ nhận biết của ngày hè.
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Đây tiếp tục là hai câu thơ làm phong phú thêm bức tranh của mùa hè với những hình ảnh tác động mạnh vào thị giác và những mùi hương đặc trưng cuẩ mùa hè. Những hoa lựu đầu hiên cho thấy ánh nhìn của tác giả từ xa lại gần, những hoa lựu kia cũng đang khoe sắc, nở hoa – những màu đỏ tươi trong ngày chớm hè. Thêm vào đó là hình ảnh những cánh sen đã mang đến những hương vị ngày hè, man mac tỏa hương thơm. Bức tranh ấy như một cách toàn thể là sự căng tràn nhựa sống, năng lượng sống trong cuộc đời.
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Hai câu thơ tiếp là hình ảnh con người, con người với cuộc sống hàng ngày với nhịp sống hàng ngày đang diễn ra, lúc này sự quan sát của tác giả như nhìn từ trên cao xuống, thấy được sự lao xao của chợ cá, của những người đánh cá sau một đêm dài trở về với những mẻ cá thắng lợi. Trong sự ồn ào ấy, cuộc sống đông vui nô nức như vậy, tác giả như một mình suy ngẫm giữa sự đời về đất nước, về cuộc sống con người.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Trong dân gian có sự tích truyền đời về vua Nghiêu – Thuấn bên nước bạn, có cây đàn gọi tên Ngu cầm khi đánh ra một tiếng nhân dân no đủ xung túc, ấm no. Cây đàn ấy lưu lạc chốn nhân gian và không tìm thấy nữa. Mong cho dân giàu mạnh ấm no đó cũng là ước nguyện của bao vị anh tài đất Việt, mong cho đất nước thái bình, no đủ. Ước nguyện của Nguyễn Trãi đã được nâng lên, được trở thành nỗi khát vọng lớn lao của dân tộc. Tương truyền rằng sinh thời ông luôn lo cho cuộc sống của người dân, ông luôn nghĩ cho dân và mong muốn người dân có thêm cuộc sống hạnh phúc, no đủ.
Nguyễn Trãi với tấm lòng cao cả, bao dung luôn đau đáu về dân, về nước. Viết “Cảnh ngày hè” ông không quên được dân tình, nước non. Ông là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, là một người có triết lý, có ước vọng, có lý tưởng rõ ràng. Đến với “Cảnh ngày hè” ta không chỉ cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên rộng mở, tràn ngập sức sống mà hơn hết ẩn sâu trong đó là tình cảm, nỗi niềm sâu xa của tác giả, luôn hết lòng hết ý lo cho dân, cho nước.
Qua lăng kính chủ quan của Nguyễn Trãi với sự tinh tế khi quan sát sự thay đổi của đất trời khiến con người thêm bừng sức sống với cuộc đời với sức sống căng tràn, với những màu sắc tươi mới, trẻ trung. Cuộc đời mỗi con người như một vườn hoa lá với bao loài hoa cỏ khoe sắc, tỏa hương. Bên cạnh ấy là tình cảm ẩn sâu trong lòng tác giả, tác giả sau những sắc hương tươi thắm vẫn là nỗi lòng đau đáu muốn cống hiến thêm cho đời, cho người.
Hà Vũ Hường