Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Bài làm: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương – Kiệt tác “Truyền kì mạn lục” là một trong những sáng tác hay viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ ...
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Bài làm: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương – Kiệt tác “Truyền kì mạn lục” là một trong những sáng tác hay viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ cuối thế kỷ XVI. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm mang dấu ấn tác giả được rút trong “Truyền kì mạn lục”. Trong ấy, nổi bật lên là hình ảnh của người vợ, sau khi bị chồng nghĩ oan đã tự vẫn, cái chết ấy đầy uẩn khúc. Nhân vật ấy là Vũ Nương, cô cũng chính là nhân vật nữ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về nhân vật Vũ Nương, có nhiều yếu tố hoang đường kì ảo mà chưa giải thích được. Người con gái ấy là người con gái tuy bạc mệnh nhưng cũng vô cùng đáng thương. Cô là một người đại diện cho bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam với bao đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Vũ Nương là người con gái vừa có nhan sác, vừa có đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh, sau khi cưới đã phải đi tong quân chinh chiến ở miền biên ải xa xôi. Trương Sinh vốn là người có tính hay ghen nên vợ chàng ở nhà luôn giữ gìn phẩm giá. Nàng ở nhà với nỗi nhớ chồng khôn siết, may thay có đứa con nhỏ bầu bạn. Nỗi nhớ chồng trong cảnh chiến tranh là nỗi nhớ vừa da diết vừa tột cùng. Cô vừa nhớ thương, vừa lo cho chồng ở ngoài biên ải, cô vừa làm tròn chữ hiếu vừa thay chàng nuôi dạy con. Khi mẹ chồng đau bệnh mà qua đời nàng lo ma chay chu đáo. Vũ Nương là hiện thân của người dâu thảo, vợ hiền, hết sức hết lòng chăm sóc cho gia đình. Đó chính là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ thời phong kiến. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương Không lâu sau, Trương Sinh hoàn thành việc tòng quân, trở về nhà khi ấy con nhỏ đã lên ba, đã bi bô tập nói. Cha con gặp nhau gia đình đoàn tụ chưa được lâu thì qua lời kể bập bẹ của đứa con thơ, Trương Sinh đã nghĩ rằng vợ mình ở nhà hư, dẫn người khác về nhà và còn để đứa con nhỏ gọi bằng bố. Trương Sinh tức tối mắng nhiếc và đuổi vợ đi mặc cho việc nàng ra sức phân bua nhưng sự đã rồi. Trương Sinh đinh ninh là vậy bỏ ngoài tai mọi lời giải thích luôn cho rằng vợ mình hư hỏng. Bi kịch xuất hiện từ đó. Vũ Nương không chịu được nỗi nhục nhã mà trên vai đang gánh khi không còn cách nào phân bua cho chồng, cô bèn nghĩ đến cái chết. Cô chọn cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho bản thân. Bi kịch của cô xuất phát từ gia đình, từ chuyện gia đình không ổn thỏa và cũng chính vì thiếu vắng bóng dáng người đàn ông mà khiến cô phải ra nông nỗi vậy. Sau khi Vũ Nương tự tử, tuyệt nhiên không thấy xác nàng nổi lên. Một thời gian sau, vào một đêm, hai cha con Trương Sinh ngồi cùng nhau dưới ngọn đèn, đứa con thơ vô tư nói rằng: “ Cha Đản đến kia kìa” khiến Trương Sinh bừng tỉnh. Lúc bấy giờ Trương Sinh mới nhận ra rằng mình đã đổ oan lỗi cho vợ mình. Sau ấy là chuỗi những câu chuyện ly kì, huyền ảo khác. Mãi sau này nỗi oan của Vũ Nương mới được hóa giải. Vũ Nương là đại diện cho nhân vật người phụ nữ có số phận oan nghiệt và bất hạnh. Cô là nạn nhân của chế độ Nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có sự tự do. Cô dù xinh đẹp, hiền dịu, nét na nhưng lại không được tự do kết hôn, chọn người mình yêu mà vẫn theo như luật lệ cũ là hôn nhân dựa trên sự sắp đặt. Hơn hết trong gia đình, cô không được coi trọng về địa vị, khi chồng vắng nhà thì phải gánh vác những trọng trách nặng nề. Hơn nữa, Vũ Nương còn là hiện thân, là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Mới bắt đầu cuộc sống hôn nhân gia đình mà đã phải chịu cảnh chia cách vợ chồng, chồng tham gia tòng quân tính mạng không biết được trước ngày mai. Khi mẹ chồng chết cũng mình cô phải gánh vác, sinh nở mình cô xoay sở. Bi kịch của Vũ Nương dâng đến đỉnh điểm khi gia đình tan vỡ, cuộc sống hôn nhân không có sự tin tưởng. Vì một lời con trẻ mà cô bị chồng ruồng bỏ, từ mặt. Kịch tính được đẩy lên cao trào khi cô chọn cái chết để giải thoát, nó cho thấy sự bế tắc trong tư tưởng của chế độ thể hiện rõ trong tác phẩm. Đó là một cái chết tức tưởi và oan uổng. Bằng các hình ảnh kỳ ảo, hư ảnh hóa với kết thúc khiến người đọc cảm thấy “hả hê” và “thoải mái” được phần nào thì đây được nhận định là một cái kết có hậu, một kết thúc mà cái đẹp chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, sâu xa đằng sau ấy lại là một sự nhấn mạnh về bi kịch của các nhân vật trong truyện. Sự trở về phút chốc và mờ ảo dần khiến cho hiện thực càng được rõ nét, nhân gian đầy oan nghiệt mà con người không muốn quay trở lại, không muốn tiếp tục sống. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc, để lại ấn tượng trong người đọc bao xót thương, bao cảm thông. Đây là tác phẩm có giá trị cao trong nền Văn học Việt Nam. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam XươngDánh giá bài viết
Đề bài:
Bài làm:
– Kiệt tác “Truyền kì mạn lục” là một trong những sáng tác hay viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ cuối thế kỷ XVI. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm mang dấu ấn tác giả được rút trong “Truyền kì mạn lục”. Trong ấy, nổi bật lên là hình ảnh của người vợ, sau khi bị chồng nghĩ oan đã tự vẫn, cái chết ấy đầy uẩn khúc. Nhân vật ấy là Vũ Nương, cô cũng chính là nhân vật nữ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.
“Chuyện người con gái Nam Xương” kể về nhân vật Vũ Nương, có nhiều yếu tố hoang đường kì ảo mà chưa giải thích được. Người con gái ấy là người con gái tuy bạc mệnh nhưng cũng vô cùng đáng thương. Cô là một người đại diện cho bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam với bao đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Vũ Nương là người con gái vừa có nhan sác, vừa có đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh, sau khi cưới đã phải đi tong quân chinh chiến ở miền biên ải xa xôi. Trương Sinh vốn là người có tính hay ghen nên vợ chàng ở nhà luôn giữ gìn phẩm giá. Nàng ở nhà với nỗi nhớ chồng khôn siết, may thay có đứa con nhỏ bầu bạn.
Nỗi nhớ chồng trong cảnh chiến tranh là nỗi nhớ vừa da diết vừa tột cùng. Cô vừa nhớ thương, vừa lo cho chồng ở ngoài biên ải, cô vừa làm tròn chữ hiếu vừa thay chàng nuôi dạy con. Khi mẹ chồng đau bệnh mà qua đời nàng lo ma chay chu đáo. Vũ Nương là hiện thân của người dâu thảo, vợ hiền, hết sức hết lòng chăm sóc cho gia đình. Đó chính là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ thời phong kiến.
Không lâu sau, Trương Sinh hoàn thành việc tòng quân, trở về nhà khi ấy con nhỏ đã lên ba, đã bi bô tập nói. Cha con gặp nhau gia đình đoàn tụ chưa được lâu thì qua lời kể bập bẹ của đứa con thơ, Trương Sinh đã nghĩ rằng vợ mình ở nhà hư, dẫn người khác về nhà và còn để đứa con nhỏ gọi bằng bố. Trương Sinh tức tối mắng nhiếc và đuổi vợ đi mặc cho việc nàng ra sức phân bua nhưng sự đã rồi. Trương Sinh đinh ninh là vậy bỏ ngoài tai mọi lời giải thích luôn cho rằng vợ mình hư hỏng. Bi kịch xuất hiện từ đó.
Vũ Nương không chịu được nỗi nhục nhã mà trên vai đang gánh khi không còn cách nào phân bua cho chồng, cô bèn nghĩ đến cái chết. Cô chọn cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho bản thân. Bi kịch của cô xuất phát từ gia đình, từ chuyện gia đình không ổn thỏa và cũng chính vì thiếu vắng bóng dáng người đàn ông mà khiến cô phải ra nông nỗi vậy. Sau khi Vũ Nương tự tử, tuyệt nhiên không thấy xác nàng nổi lên.
Một thời gian sau, vào một đêm, hai cha con Trương Sinh ngồi cùng nhau dưới ngọn đèn, đứa con thơ vô tư nói rằng: “ Cha Đản đến kia kìa” khiến Trương Sinh bừng tỉnh. Lúc bấy giờ Trương Sinh mới nhận ra rằng mình đã đổ oan lỗi cho vợ mình.
Sau ấy là chuỗi những câu chuyện ly kì, huyền ảo khác. Mãi sau này nỗi oan của Vũ Nương mới được hóa giải.
Vũ Nương là đại diện cho nhân vật người phụ nữ có số phận oan nghiệt và bất hạnh. Cô là nạn nhân của chế độ Nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có sự tự do. Cô dù xinh đẹp, hiền dịu, nét na nhưng lại không được tự do kết hôn, chọn người mình yêu mà vẫn theo như luật lệ cũ là hôn nhân dựa trên sự sắp đặt. Hơn hết trong gia đình, cô không được coi trọng về địa vị, khi chồng vắng nhà thì phải gánh vác những trọng trách nặng nề. Hơn nữa, Vũ Nương còn là hiện thân, là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Mới bắt đầu cuộc sống hôn nhân gia đình mà đã phải chịu cảnh chia cách vợ chồng, chồng tham gia tòng quân tính mạng không biết được trước ngày mai. Khi mẹ chồng chết cũng mình cô phải gánh vác, sinh nở mình cô xoay sở.
Bi kịch của Vũ Nương dâng đến đỉnh điểm khi gia đình tan vỡ, cuộc sống hôn nhân không có sự tin tưởng. Vì một lời con trẻ mà cô bị chồng ruồng bỏ, từ mặt. Kịch tính được đẩy lên cao trào khi cô chọn cái chết để giải thoát, nó cho thấy sự bế tắc trong tư tưởng của chế độ thể hiện rõ trong tác phẩm. Đó là một cái chết tức tưởi và oan uổng.
Bằng các hình ảnh kỳ ảo, hư ảnh hóa với kết thúc khiến người đọc cảm thấy “hả hê” và “thoải mái” được phần nào thì đây được nhận định là một cái kết có hậu, một kết thúc mà cái đẹp chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, sâu xa đằng sau ấy lại là một sự nhấn mạnh về bi kịch của các nhân vật trong truyện. Sự trở về phút chốc và mờ ảo dần khiến cho hiện thực càng được rõ nét, nhân gian đầy oan nghiệt mà con người không muốn quay trở lại, không muốn tiếp tục sống.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc, để lại ấn tượng trong người đọc bao xót thương, bao cảm thông. Đây là tác phẩm có giá trị cao trong nền Văn học Việt Nam.
Hà Vũ Hường