05/02/2018, 13:05

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Bài làm: Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Có lẽ trong văn chương Việt Nam, chủ đề không bao giờ cũ và mờ nhạt đó chính là chủ đề về gia đình, gia đình luôn hiện hữu trong ...

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Bài làm: Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Có lẽ trong văn chương Việt Nam, chủ đề không bao giờ cũ và mờ nhạt đó chính là chủ đề về gia đình, gia đình luôn hiện hữu trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ở Văn học thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tình cảm gia đình luôn luôn là quan trọng trong mỗi con người. Trong những tác phẩm của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, “Chiếc lược ngà” là tác phẩm xuất sắc trong bối cảnh ấy, việc xây dựng nhân vật bé Thu đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Năm 1966, Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác và cho ra đời tập truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn hay của Nguyễn Quang Sáng. Tình huống truyện đặt ra thật éo le khi tình huống ấy đã bị đẩy vào một sự bất ngờ và vô cùng cảm động. Anh Sáu tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con gái duy nhất của anh chưa tròn một tuổi. Từ bấy hai cha con chưa được gặp nhau. Kháng chiến kết thúc, anh trở về tuy nhiên đứa con gái duy nhất của anh không chịu nhận ba, mặc dù ba với nó giống y nhau như hai giọt nước. Bé gái ấy tên Thu, mặc cho mọi sự giải thích, mọi sự gần gũi của anh bé đều gạt đi. Trước lúc đi nhận nhiệm vụ mới, bé thu mới chịu gọi anh bằng ba. Vì lý do trên mặt có vết sẹo nên bé Thu nhất định không nhận ba của mình, sự thay đổi trên khuôn mặt có thêm vết sẹo làm nó không thể nhận chính xác đó là ba của mình vì nó khác quá nhiều so với ảnh mà ba mẹ nó chụp ngày cưới. Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Sau khi được bà ngoại giải thích rõ ràng, bé Thu mới phụng phịu nhận ba. Giây phút ấy là giây phút trong đời anh đón đợi nhất, giây phút hơn hết là tình cha con cao cả, thiêng liêng. Giây phút ấy thật ngắn ngủi nhưng nó lại đi vào sâu trong lòng bạn đọc, là giây phút mà con người ta nén lại, rồi bung ra vì vỡ òa cảm xúc. Giây phút bé Thu gọi anh là cha qua đi thật ngắn ngủi, đó cũng là lúc anh Sáu nhận nhiệm vụ mới, phải tiếp tục lên đường, xa gia đình. Trước khi lên đường anh đã hứa rằng khi quay trở về sẽ tặng cho bé Thu một chiếc lược, đó cũng như hi vọng, cũng như mong ngóng ngày trở về là một ngày gần nhất – ngày anh có trong tay mình một chiếc lược nhỏ xinh để tặng con gái. Sau khi quay trở lại chiến đấu, anh đã cặm cụi và dành hết tâm huyết của mình để làm một chiếc lược bằng ngà cho cô con gái bé nhỏ của mình. Chiếc lược ấy anh luôn mang theo bên mình và tự nhủ đó là một vật thân thuộc mà mình luôn phải đem theo bên mình. Chiếc lược vừa làm xong thì anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh vẫn chưa có cơ hội trở lại tặng con gái chiếc lược do chính tay anh làm. Trong truyện, nổi bật lên là nhân vật bé Thu, cô bé mới tròn tám tuổi đã là cô bé bướng bỉnh, gan góc và đặc biệt là cá tính mãnh liệt. Tâm hồn ngây thơ trong sáng, đứng trước ba của mình cô cũng không hề biết, cô cho rằng đó là bạn của ba mình về thăm nhà. Cô rất yêu ba mẹ, cô luôn giữ tấm hình của ba mẹ và như ghi nhớ hình ảnh người cha của mình. Khi gặp anh Sáng, cô cũng thấy rất quen nhưng vết sẹo trên mặt của anh đã làm anh khác đi trong ảnh rất nhiều, chính vì vậy mà cô không nhận ra ba của mình. Cô bé Thu đặc biệt là người có cá tính mãnh liệt, trực giác nói cho cô rằng người ở kia không phải là ba của cô vì ba của cô trên mặt không có vết sẹo, khi được má nhờ gọi ba lên ăn cơm, cô bé nhất quyết không công nhận và gọi một cách bâng cua, không có chủ ngữ. Nó không thừa nhận anh Sáng trong khi cả gia đình đón đợi và chào đón anh, nó thấy lạ khi mọi người bắt nó kêu một người không quen biết mà lại có vết sẹo dài trên mặt là ba thì với tính trẻ con ấy, cô bé sẽ không bao giờ khuất phục. Khi nấu cơm, cô bé không nhắc được nồi cơm để bỏ bớt nước nhưng cũng không cần nhờ ai, cô bé nhanh trí nghĩ cách để chắt nước không cần nhờ vả ai. Cô bé còn là một người có tính cách rắn rỏi, ngang bướng đặc trưng của tính trẻ con, được ba gắp cho miếng trứng cá thì vô tư hất đổ, bị mẹ đánh thì không khóc lẳng lặng gắp lại miếng trứng cá bỏ vào bát và đi ra. Khi biết vết sẹo trên mặt của ba mình là do thằng Mỹ làm nên, cô bé không còn xa lánh ba nữa, cô còn có vẻ buồn rầu và nuối tiếc vì không biết được rõ sự tình. Khi nghe ba chào trước khi đi thì nó vỡ òa nức nở. Tiếng “Ba” như dồn nén trong ấy từ rất lâu, đó thể hiện một sự kìm nén cảm xúc đến tột cùng trong bé. Chính vì cá tính và cũng chính vì hiểu được nguyên nhân từ sâu xa mà ba bé Thu phải đi ra chiến trường, cộng với cá tính rắn rỏi của mình, bé thu sau này đã trở thành cô giao liên xuất sắc. Bé Thu là một cô bé giàu tình cảm, thương yêu cha vô bờ bến nhưng lại bướng bỉnh, cá tính. Người đọc như sống lại những giây phút xúc động, những cuộc đoàn tụ chớp nhoáng của các gia đình thười kháng chiến. Nhân vật bé Thu đã góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Hà Vũ Hường Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang SángDánh giá bài viết

Đề bài:

Bài làm:

Có lẽ trong văn chương Việt Nam, chủ đề không bao giờ cũ và mờ nhạt đó chính là chủ đề về gia đình, gia đình luôn hiện hữu trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ở Văn học thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tình cảm gia đình luôn luôn là quan trọng trong mỗi con người. Trong những tác phẩm của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, “Chiếc lược ngà” là tác phẩm xuất sắc trong bối cảnh ấy, việc xây dựng nhân vật bé Thu đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

Năm 1966, Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác và cho ra đời tập truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn hay của Nguyễn Quang Sáng. Tình huống truyện đặt ra thật éo le khi tình huống ấy đã bị đẩy vào một sự bất ngờ và vô cùng cảm động. Anh Sáu tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con gái duy nhất của anh chưa tròn một tuổi. Từ bấy hai cha con chưa được gặp nhau. Kháng chiến kết thúc, anh trở về tuy nhiên đứa con gái duy nhất của anh không chịu nhận ba, mặc dù ba với nó giống y nhau như hai giọt nước. Bé gái ấy tên Thu, mặc cho mọi sự giải thích, mọi sự gần gũi của anh bé đều gạt đi.

Trước lúc đi nhận nhiệm vụ mới, bé thu mới chịu gọi anh bằng ba. Vì lý do trên mặt có vết sẹo nên bé Thu nhất định không nhận ba của mình, sự thay đổi trên khuôn mặt có thêm vết sẹo làm nó không thể nhận chính xác đó là ba của mình vì nó khác quá nhiều so với ảnh mà ba mẹ nó chụp ngày cưới. 

Sau khi được bà ngoại giải thích rõ ràng, bé Thu mới phụng phịu nhận ba. Giây phút ấy là giây phút trong đời anh đón đợi nhất, giây phút hơn hết là tình cha con cao cả, thiêng liêng. Giây phút ấy thật ngắn ngủi nhưng nó lại đi vào sâu trong lòng bạn đọc, là giây phút mà con người ta nén lại, rồi bung ra vì vỡ òa cảm xúc.

Giây phút bé Thu gọi anh là cha qua đi thật ngắn ngủi, đó cũng là lúc anh Sáu nhận nhiệm vụ mới, phải tiếp tục lên đường, xa gia đình. Trước khi lên đường anh đã hứa rằng khi quay trở về sẽ tặng cho bé Thu một chiếc lược, đó cũng như hi vọng, cũng như mong ngóng ngày trở về là một ngày gần nhất – ngày anh có trong tay mình một chiếc lược nhỏ xinh để tặng con gái.

Sau khi quay trở lại chiến đấu, anh đã cặm cụi và dành hết tâm huyết của mình để làm một chiếc lược bằng ngà cho cô con gái bé nhỏ của mình. Chiếc lược ấy anh luôn mang theo bên mình và tự nhủ đó là một vật thân thuộc mà mình luôn phải đem theo bên mình. Chiếc lược vừa làm xong thì anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh vẫn chưa có cơ hội trở lại tặng con gái chiếc lược do chính tay anh làm.

Trong truyện, nổi bật lên là nhân vật bé Thu, cô bé mới tròn tám tuổi đã là cô bé bướng bỉnh, gan góc và đặc biệt là cá tính mãnh liệt. Tâm hồn ngây thơ trong sáng, đứng trước ba của mình cô cũng không hề biết, cô cho rằng đó là bạn của ba mình về thăm nhà. Cô rất yêu ba mẹ, cô luôn giữ tấm hình của ba mẹ và như ghi nhớ hình ảnh người cha của mình. Khi gặp anh Sáng, cô cũng thấy rất quen nhưng vết sẹo trên mặt của anh đã làm anh khác đi trong ảnh rất nhiều, chính vì vậy mà cô không nhận ra ba của mình.

Cô bé Thu đặc biệt là người có cá tính mãnh liệt, trực giác nói cho cô rằng người ở kia không phải là ba của cô vì ba của cô trên mặt không có vết sẹo, khi được má nhờ gọi ba lên ăn cơm, cô bé nhất quyết không công nhận và gọi một cách bâng cua, không có chủ ngữ.

Nó không thừa nhận anh Sáng trong khi cả gia đình đón đợi và chào đón anh, nó thấy lạ khi mọi người bắt nó kêu một người không quen biết mà lại có vết sẹo dài trên mặt là ba thì với tính trẻ con ấy, cô bé sẽ không bao giờ khuất phục. Khi nấu cơm, cô bé không nhắc được nồi cơm để bỏ bớt nước nhưng cũng không cần nhờ ai, cô bé nhanh trí nghĩ cách để chắt nước không cần nhờ vả ai. Cô bé còn là một người có tính cách rắn rỏi, ngang bướng đặc trưng của tính trẻ con, được ba gắp cho miếng trứng cá thì vô tư hất đổ, bị mẹ đánh thì không khóc lẳng lặng gắp lại miếng trứng cá bỏ vào bát và đi ra.

Khi biết vết sẹo trên mặt của ba mình là do thằng Mỹ làm nên, cô bé không còn xa lánh ba nữa, cô còn có vẻ buồn rầu và nuối tiếc vì không biết được rõ sự tình. Khi nghe ba chào trước khi đi thì nó vỡ òa nức nở. Tiếng “Ba” như dồn nén trong ấy từ rất lâu, đó thể hiện một sự kìm nén cảm xúc đến tột cùng trong bé. 

Chính vì cá tính và cũng chính vì hiểu được nguyên nhân từ sâu xa mà ba bé Thu phải đi ra chiến trường, cộng với cá tính rắn rỏi của mình, bé thu sau này đã trở thành cô giao liên xuất sắc. 

Bé Thu là một cô bé giàu tình cảm, thương yêu cha vô bờ bến nhưng lại bướng bỉnh, cá tính. Người đọc như sống lại những giây phút xúc động, những cuộc đoàn tụ chớp nhoáng của các gia đình thười kháng chiến. Nhân vật bé Thu đã góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng.

Hà Vũ Hường

0