05/02/2018, 13:05

Cảm nhận bài thơ Viếng Lăng Bác

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác Bài làm Cảm nhận bài thơ "Viếng lăng Bác"- Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, cả cuộc đời của người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân dân. Bởi thế, thơ ca viết về vô cùng nhiều. Một trong số đó là tác phẩm “Viếng lăng ...

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác Bài làm Cảm nhận bài thơ "Viếng lăng Bác"- Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, cả cuộc đời của người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân dân. Bởi thế, thơ ca viết về vô cùng nhiều. Một trong số đó là tác phẩm “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Viễn Phương (1928-2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, là con người của miền đất An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Năm 1976 lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, trong niềm cảm xúc được ra Bắc để vào thăm lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ: “Viếng Lăng Bác” Thi phẩm được in trong tập thơ: “Như này mùa xuân” (1978) Cảm xúc của nhà thơ khi vào thăm lăng Bác được thể hiện ngay từ những câu thơ đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tra bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng Câu thơ đầu tiên là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng tiệu người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ. Tác giả dùng từ :”Con”mà không dùng từ tôi, vừa tăng cảm giác gần gũi như một chuyến đi để gặp gỡ, thăm hỏi những người thân trong gia đình, vừa làm giảm bớt cảm giác mất mát đau thương. Giống như rất nhiều nhà thơ đã làm: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. Mở rộng ra trước mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh trước lăng Bác, “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” vừa là biểu tượng của làng quê Việt Nam, bắt gặp trong hoàn cảnh này, hàng tre như những người lính kiên trung đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Thán từ:”Ôi” thể hiện cảm xúc như vỡ òa của tác giả, trào dâng sự yêu thương. Câu thơ thứ 4: “Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”, tác giả không còn tả thực hình ảnh của cây tre mà đã khái quát hóa, hình tượng hóa cây tre biểu trưng cho phẩm chất, đức tính của con người Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bàn đứng dậy sáng lòa. Hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trải qua bao khó khăn gian khổ, đặt bài thơ trong hoàn cảnh những năm 1976, khi đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh cam go, ác liệt mới thấy hết được hình ảnh con người Việt Nam, của đất nước Việt Nam như một nhà báo Pháp đã nói: “Ở Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng”. ”Bão táp mưa xa” biểu trưng cho những khó khăn gian khổ. Dù vậy, con người Việt Nam vẫn hiên ngang không hề cúi đầu: “đứng thẳng hàng”, hình ảnh cây tre đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam. Giống như Nguyễn Duy đã viết: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Ở những đoạn thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục bày tỏ cảm xúc của mình Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Hai câu thơ đầu thể hiện sinh động hình ảnh sóng đôi ẩn dụ kết hợp với hình ảnh thực. “Mặt trời đi qua trên lăng” mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Nếu không có mặt trời, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Đối với người dân Việt Nam, Bác Hồ cũng như mặt trời. Bởi lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm nào với đôi bàn tay trắng đã không quản nguy hiểm bôn ba 30 nước ngoài để tìm ra con đường giải thoát cho đồng bào mình, dân tộc mình khỏi ách nô lệ. Hình ảnh: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” là một ẩn dụ và đặc biệt là từ “rất đỏ”. Tác giả đã nhấn mạnh công lao vĩ đại của Bác Hồ. Nếu như mặt trời thiên nhiên kia chỉ chiếu sáng vào ban ngày, ban đêm bị tàn lụi Bác Hồ vẫn sống mãi trong lòng người dân. Cảm nhận bài thơ "Viếng lăng Bác" Tình cảm và công lao của Người dành cho dân tộc Việt Nam luôn ấm nóng như mặt trời sớm mai trong đêm đông giá rét. Hai câu thơ tiếp: Điệp ngữ: “ngày ngày” nhấn mạnh tình cảm người dân dành cho Bác và mãi mãi dành cho Người sự kính yêu và thương nhớ. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Tràng hoa dâng: – tả thực: vòng hoa tươi thắm của đoàn người vào thăm lăng bác. Ẩn dụ: tràng hoa là thành công của thế hệ đi sau luôn muốn lập công xây dựng quê hương đất nước để xứng đáng với lời răn của Bác. “Bảy mươi chín mùa xuân”: Hình ảnh hoán dụ mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc mùa đẹp nhất trong năm khiến ai cũng đều yêu thích. Cuộc đời của Bác Hồ được ngầm so sánh với mùa xuân. Bởi lẽ cả cuộc đời Người cống hiến cho dân tộc Việt Nam, dâng trọn những mùa xuân tươi đẹp nhất cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Cảm xúc của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Bác Hồ đã ra đi trong vòng tay của người dân Việt Nam. Năm1969: Người trút hơi thở cuối cùng trước sự đau đớn và thương tiếc của hàng triệu trái tim Việt Nam yêu nước. Và đến bây giờ, Người ở trong giấc ngủ bình yên mãi mãi, giữa một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Lúc sinh thời, Người luôn có ánh trăng bầu bạn: Trăng vào của sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Và khi Bác Hồ ra đi, Người vẫn có vầng trăng làm tri kỷ. Vầng trăng vừa tượng trưng cho mẹ thiên nhiên, vừa tượng trưng cho triệu con người Việt Nam luôn dành cho Bác Hồ yêu thương da diết. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”: Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ, Bác Hồ đã ra đi về với thế giới của những người hiền. Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam giống như trời xanh bất diện kia. Nhưng nhà thơ cũng không giấu nổi sự mất mát khi nghe về Bác vị cha già của dân tộc nay đã không còn có thể ngắm nhìn sông núi Việt Nam, không thể cùng Bác chung vui trong ngày đất nước thống nhất: Bắc – Nam một nhà. Từ “nhói” đặc biệt nhấn mạnh nỗi đau thương mất mát ấy. Cảm xúc của nhà thơ được vào lăng viếng Bác: bồi hồi , xúc động, và có cả niềm đau đớn xót xa…Cảm xúc của nhà nhơ khi phải rời xa lăng Bác Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cay tre trung hiếu chốn này Cảm xúc được đây lên đỉnh điểm: “thương trào nước mắt” thể hiện cảm xúc đau xót, không nỡ xa rời của nhà thơ. Cảm xúc ấy được bộc lộ một cách trực tiếp cụ thể và rất đỗi chân thật, xúc động lòng người.Điệp từ “muốn” được nhắc đi nhắc lại ba lần để nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ. Người con miền Nam chỉ có ao ước được hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác để sớm tối được gần gũi với Bác Hồ (giải thích thêm về:”con chim, đóa hoa, cây tre”). Đó là ước nguyện chân thành, đầy tính yêu thương Khép lại từng trang thơ trong bài "Viếng lăng bác" của Viễn Phương, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi xao xuyến trước tình cảm sâu nặng mà nhà thơ dành cho Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đó là một lời gửi, một lời nhắn mà những người con miền Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung muốn dành tặng cho Bác. Suốt cuộc đời bôn ba vì dân, vì nước chúng con chỉ ước nguyện giấc ngủ của Người sẽ an bình mãi mãi. Nhẫn Đông Cảm nhận bài thơ Viếng Lăng Bác5 (100%) 1 đánh giá

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác

Bài làm

Cảm nhận bài thơ "Viếng lăng Bác"- Bác Hồ là vị cha già của dân tộc, cả cuộc đời của người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân dân. Bởi thế, thơ ca viết về vô cùng nhiều. Một trong số đó là tác phẩm “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Viễn Phương (1928-2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, là con người của miền đất An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Năm 1976 lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, trong niềm cảm xúc được ra Bắc để vào thăm lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ: “Viếng Lăng Bác” Thi phẩm được in trong tập thơ: “Như này mùa xuân” (1978)

Cảm xúc của nhà thơ khi vào thăm lăng Bác được thể hiện ngay từ những câu thơ đầu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tra bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng

Câu thơ đầu tiên là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng tiệu người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ. Tác giả dùng từ :”Con”mà không dùng từ tôi, vừa tăng cảm giác gần gũi như một chuyến đi để gặp gỡ, thăm hỏi những người thân trong gia đình, vừa làm giảm bớt cảm giác mất mát đau thương. Giống như rất nhiều nhà thơ đã làm:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.

Mở rộng ra trước mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh trước lăng Bác, “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” vừa là biểu tượng của làng quê Việt Nam, bắt gặp trong hoàn cảnh này, hàng tre như những người lính kiên trung đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Thán từ:”Ôi” thể hiện cảm xúc như vỡ òa của tác giả, trào dâng sự yêu thương. Câu thơ thứ 4: “Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”, tác giả không còn tả thực hình ảnh của cây tre mà đã khái quát hóa, hình tượng hóa cây tre biểu trưng cho phẩm chất, đức tính của con người Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:

Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bàn đứng dậy sáng lòa.

Hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trải qua bao khó khăn gian khổ, đặt bài thơ trong hoàn cảnh những năm 1976, khi đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh cam go, ác liệt mới thấy hết được hình ảnh con người Việt Nam, của đất nước Việt Nam như một nhà báo Pháp đã nói: “Ở Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng”. ”Bão táp mưa xa” biểu trưng cho những khó khăn gian khổ. Dù vậy, con người Việt Nam vẫn hiên ngang không hề cúi đầu: “đứng thẳng hàng”, hình ảnh cây tre đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam. Giống như Nguyễn Duy đã viết:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Ở những đoạn thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục bày tỏ cảm xúc của mình

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Hai câu thơ đầu thể hiện sinh động hình ảnh sóng đôi ẩn dụ kết hợp với hình ảnh thực. “Mặt trời đi qua trên lăng” mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Nếu không có mặt trời, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Đối với người dân Việt Nam, Bác Hồ cũng như mặt trời. Bởi lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm nào với đôi bàn tay trắng đã không quản nguy hiểm bôn ba 30 nước ngoài để tìm ra con đường giải thoát cho đồng bào mình, dân tộc mình khỏi ách nô lệ. Hình ảnh: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” là một ẩn dụ và đặc biệt là từ “rất đỏ”. Tác giả đã nhấn mạnh công lao vĩ đại của Bác Hồ. Nếu như mặt trời thiên nhiên kia chỉ chiếu sáng vào ban ngày, ban đêm bị tàn lụi Bác Hồ vẫn sống mãi trong lòng người dân.

Tình cảm và công lao của Người dành cho dân tộc Việt Nam luôn ấm nóng như mặt trời sớm mai trong đêm đông giá rét. Hai câu thơ tiếp: Điệp ngữ: “ngày ngày” nhấn mạnh tình cảm người dân dành cho Bác và mãi mãi dành cho Người sự kính yêu và thương nhớ. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Tràng hoa dâng: – tả thực: vòng hoa tươi thắm của đoàn người vào thăm lăng bác. Ẩn dụ: tràng hoa là thành công của thế hệ đi sau luôn muốn lập công xây dựng quê hương đất nước để xứng đáng với lời răn của Bác. “Bảy mươi chín mùa xuân”: Hình ảnh hoán dụ mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc mùa đẹp nhất trong năm khiến ai cũng đều yêu thích. Cuộc đời của Bác Hồ được ngầm so sánh với mùa xuân. Bởi lẽ cả cuộc đời Người cống hiến cho dân tộc Việt Nam, dâng trọn những mùa xuân tươi đẹp nhất cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Cảm xúc của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác Hồ đã ra đi trong vòng tay của người dân Việt Nam. Năm1969: Người trút hơi thở cuối cùng trước sự đau đớn và thương tiếc của hàng triệu trái tim Việt Nam yêu nước. Và đến bây giờ, Người ở trong giấc ngủ bình yên mãi mãi, giữa một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Lúc sinh thời, Người luôn có ánh trăng bầu bạn:

Trăng vào của sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Và khi Bác Hồ ra đi, Người vẫn có vầng trăng làm tri kỷ. Vầng trăng vừa tượng trưng cho mẹ thiên nhiên, vừa tượng trưng cho triệu con người Việt Nam luôn dành cho Bác Hồ yêu thương da diết. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”: Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ, Bác Hồ đã ra đi về với thế giới của những người hiền. Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam giống như trời xanh bất diện kia. Nhưng nhà thơ cũng không giấu nổi sự mất mát khi nghe về Bác vị cha già của dân tộc nay đã không còn có thể ngắm nhìn sông núi Việt Nam, không thể cùng Bác chung vui trong ngày đất nước thống nhất: Bắc – Nam một nhà. Từ “nhói” đặc biệt nhấn mạnh nỗi đau thương mất mát ấy. Cảm xúc của nhà thơ được vào lăng viếng Bác: bồi hồi , xúc động, và có cả niềm đau đớn xót xa…Cảm xúc của nhà nhơ khi phải rời xa lăng Bác

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cay tre trung hiếu chốn này

Cảm xúc được đây lên đỉnh điểm: “thương trào nước mắt” thể hiện cảm xúc đau xót, không nỡ xa rời của nhà thơ. Cảm xúc ấy được bộc lộ một cách trực tiếp cụ thể và rất đỗi chân thật, xúc động lòng người.Điệp từ “muốn” được nhắc đi nhắc lại ba lần để nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ. Người con miền Nam chỉ có ao ước được hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác để sớm tối được gần gũi với Bác Hồ (giải thích thêm về:”con chim, đóa hoa, cây tre”). Đó là ước nguyện chân thành, đầy tính yêu thương

Khép lại từng trang thơ trong bài "Viếng lăng bác" của Viễn Phương, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi xao xuyến trước tình cảm sâu nặng mà nhà thơ dành cho Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đó là một lời gửi, một lời nhắn mà những người con miền Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung muốn dành tặng cho Bác. Suốt cuộc đời bôn ba vì dân, vì nước chúng con chỉ ước nguyện giấc ngủ của Người sẽ an bình mãi mãi.

Nhẫn Đông

0