Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều
Đề bài: Bài làm Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Dân tộc, ông đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học nước nhà. Tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong số những sáng tác đóng góp nhiều nhất trong nền văn học dân tộc. Trong tác phẩm “Truyện Kiều” ...
Đề bài:
Bài làm
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Dân tộc, ông đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học nước nhà. Tác phẩm “Truyện Kiều” là một trong số những sáng tác đóng góp nhiều nhất trong nền văn học dân tộc. Trong tác phẩm “Truyện Kiều” nổi bật lên là cuộc đời nhân vật Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc đời sóng gió, gian nan.
Đề tài người phụ nữ là đề tài được chú ý và là cảm hứng trong sáng tác của Nguyễn Du. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã tập chung ngòi bút vào miêu tả, làm rõ cuộc đời, số phận của nhân vật Kiều – một người Tài hoa nhưng mệnh bạc, cuộc đời gặp muôn vàn khó khăn.
Kiều được giới thiệu là con cả trong một gia đình bậc trung:
“Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Đó là những câu thơ giới thiệu về gia cảnh cũng như xuất thân của Thúy Kiều trong gia đình. Kiều là chị cả, sau Kiều còn có hai em là Thúy Vân và Vương Quan.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Là phụ nữ thường rất coi trọng nhan sắc nhưng chắc chắn nhan sắc cũng sẽ nói lên điều gì đó trong cuộc đời. Thúy Vân được Nguyễn Du miêu tả là một người con gái đẹp, trang trọng, đầy đặn, phúc hậu, tóc đẹp bồng bềnh như làn mây, da dẻ hồng hào. Thúy Kiều lại là người có nhan sắc nhỉnh hơn khi đặt cạnh em mình – Thúy Vân, Kiều không còn đẹp vẻ đẹp phúc hậu như em mà vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp mặn mà, vẻ đẹp ấy khiến người ta phải ghen, ghét.
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Thúy Vân được đặt trước với vẻ đẹp trang trọng, quý phái, vẻ đẹp của Thúy Vân hòa nhịp với thiên nhiên, vẻ đẹp ấy lại là một sự so sánh để người đọc có thể thấy nhan sắc, Thúy Vân đã đẹp như vậy rồi, tốn bao giấy mực rồi nhìn đến cô chị, lại càng mặn mà hơn. Sắc đẹp của Thúy Vân dự báo cho cô một cuộc đời êm đềm, bằng phẳng, còn sắc đẹp của Thúy Kiều dự báo một tương lai mà ở đó người đố kị người, người đạp lên lợi ích của người mà sống.
Cuộc đời Thúy Kiều có thể gắn vào kiểu cuộc đời “tài hoa bạc mệnh”, cuộc sống của Kiều gặp rất nhiều gian nan, biến động, gia đình gặp tai họa, cha và em trai bị vu oan và bị bắt đi, tài sản thì bị niêm phong, Kiều là chị cả phải nghĩ cách để cứu em và cha, giải oan cho cha. Cần một số tiền lớn trong khi nhà cửa đã bị niêm phong lại, sau hẹn ước với Kim Trọng, chàng về quê chịu tang chú, không còn gặp gỡ.
Những chuyện khó khăn đối mặt trước hết Thúy Kiều không có được một người đàn ông bên cạnh để giúp đỡ giải quyết. Mẹ già, nhà chỉ còn có hai chị em, Kiều là phận chị, đứng lên quán xuyến, khám đám mọi chuyện trong nhà. Trước mắt là phải có tiền để chuộc cha. Kiều đã đưa ra quyết định bán mình, để có một khoản tiền, mong đủ để chuộc cha và em mình. Đi đến quyết định ấy, có lẽ Kiều cũng chưa suy nghĩ được nhiều khi không biết bán mình như vậy thì mình sẽ làm nghề gì, làm việc gì cho người mua mình về. Việc quyết định bán minh của Kiều quả là một việc làm cao cả, hy sinh bản thân vì lẽ sinh thành.
Kiều đã từ bỏ tình yêu, vật đính ước gửi lại cho em gái, cậy nhờ cô em gái hoàn thành ý nguyện, đính ước với Kim Trọng. Lúc này, trong nhà không có người lớn, Kiều còn làm luôn trách nhiệm của bậc làm cha mẹ, gả chồng cho em gái mình.
Cuộc đời Kiều trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm đó, Kiều trải qua bao nhiêu sóng gió gian truân, tự tử không thành 2 lân, bị bán vào lầu xanh, phải sống kiếp ả đào đàn hát, trở thành người ở hầu hạ người khác.
Kiều từ một tiểu thư khuê các, liễu yếu đào tơ sau gia biến của gia đình sóng gió liên tiếp ập đến với Kiều, mặc dù có lần nàng đã có ý định tự tử, song vẫn không thành, đó chính là số mệnh của Kiều, muốn trốn chạy cũng không được. Có lúc trong 15 năm lưu lạc đó, Kiều cũng đã gặp những người thương yêu mình như: Thúc Sinh, Từ Hải. Song, số mệnh không cho phép gắn bó dài lâu, người thì do quá sợ vợ, không thể bảo vệ được Kiều, người thì lại bị chính Kiều hại chết. Số mệnh của Kiều như được định sẵn, ngay cả những tiểu tiết nhỏ, không một phút hết bị kịp kẹp, ghen ghét, đố kị. Có thể thấy, sự mâu thuẫn và phát triển trong “Truyện Kiều” theo một chiều hướng kịch tính.
Bằng những tài năng riêng của bản thân, tác giả đã khắc nên, gói gọn thân phận, cuộc đời Kiều qua 3254 câu thơ lục bát. Sự ghen ghét đố kị đối với Thúy Kiều không chỉ đến từ một phía. Qua đó, là sự cảm thông, chua sót của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình.
Hà Vũ Hường