Cảm nhận của em về cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân sau cơn bão qua bài kí “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
Cảm nhận của em về cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân sau cơn bão qua bài kí "Cô Tô" của Nguyễn Tuân. Sinh thời, Nguyên Tuân "đi" nhiều; nơi nào có danh lam thắng cảnh là ông đến thăm thú. Đỉnh Lũng Cú ở Hà Giang. Con sông tuyến Hiền Lương. Nắng và gió ...
Cảm nhận của em về cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân sau cơn bão qua bài kí "Cô Tô" của Nguyễn Tuân.
Sinh thời, Nguyên Tuân "đi" nhiều; nơi nào có danh lam thắng cảnh là ông đến thăm thú. Đỉnh Lũng Cú ở Hà Giang. Con sông tuyến Hiền Lương. Nắng và gió miền Trung. Cây đước Cà Mau. Con sông Đà ở Tây Bắc, v.v… Ông tả rạng đông trên đảo Cô Tô với nhiều thi vị và cảm hứng thiên nhiên trữ tình.
Trước hết, ta nghe ông nói về hoàng hôn ở Vân Hải "đúng là một lẵng hoa nổi bềnh trên sóng biển mẹ hiền". Khoảnh khắc ấy thấy được "Núi gần núi xa, đảo gần đảo xa rủ nhau cùng xuống màu" trên Hạ Long thần tiên. Có xem hoàng hôn trên hải đảo, rồi mới thấy hết cái đẹp của rạng đông trên Cô Tô. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ 4 giờ sáng để đi đón ông mặt trời mọc. Chân trời, ngấn bể sau trận bão "sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi". Mặt trời "nhú lên dần dần". Mặt trời "tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Mặt trời rạng đông như một "quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọctrai nước biểnhửnghồng". Mặt trời mọc mỗi sáng trên Cô Tô là quà tặng Tạo hóa cho bà con dân đảo, vì hạnh phúc của con người. Mặt Trời, nguồn sáng, nguồn sống và niềm vui "y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừngcho sự trườngthọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển Đông".Đó là cảm hứng vũ trụ hòa quyện với cảm hứng nhân văn được thể hiện bằng bút pháp tài hoa.