Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 -1976)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt cho 1,5 triệu đảng viên trong cả nước và 29 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội lần thứ IV của Đảng có nhiệm vụ tổng kết cuộc kháng ...
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt cho 1,5 triệu đảng viên trong cả nước và 29 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội lần thứ IV của Đảng có nhiệm vụ tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta; xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt nhằm khắc phục hậu quả 30 năm chiến tranh; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới để xây dựng lại đất nước; phá tan âm mưu bao vây, cô lập của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch; chuyển đổi phương thức lãnh đạo của Đảng từ thời chiến sang thời bình, từ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập sang lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế họach nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976 – 1980); Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng. Nội dung cơ bản của những văn kiện đó là:
– Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đã tổng kết quá trình đấu tranh anh dũng, liên tục, bền bỉ của quân và dân ta chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất và vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. Báo cáo cũng chỉ rõ nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là đường lối chính trị, đường lối quân sự, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Đảng ta đã vạch ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tính đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc cũng đã góp phần không nhỏ cho thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn có vai trò to lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong khói lửa của hai cuộc chiến tranh phá hoại, nhân dân miền Bắc vẫn vững "tay cày, tay súng" chiến đấu và lao động sản xuất, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến: "… không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược".
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại nhiều bài học lịch sử quý giá cho Đảng và nhân dân ta. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.
– Xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới trên cả nước.
Trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt của đất nước, chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội nhấn mạnh: "… nước ta vẫn đang ở trong quá trinh từ một xã hột mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát, triển tư bản chủ nghĩa” Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nhỏ yếu, tuyệt đại bộ phận lao động là thủ công, năng suất lao động xã hội thấp, phân công lao động chưa phát triển. Công nghiệp lớn, nhất là còng nghiệp nặng còn ít, rời rạc. Nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng lúa. Cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý lạc hậu, kém hiệu lực, tính kế hoạch của nền kinh tế chưa cao. Đây là đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta tronp giai đoạn mới.
Từ những đặc điểm trên, Đại hội đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng:cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn koá, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xãy dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu: không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, gìữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội'.
Trên cơ sở đừơng lối chung, từ yêu cầu của việc xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đại hội cũng đã đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nước ta là: ‘Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phủc".
So với Đại hội III, Đại hội IV của Đảng đã có những điều chỉnh về phương châm công nghiệp hoá. Nếu Đại hội III xác định: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện và ra sức phát triển công nghiệp nhẹ" thì Đại hội IV của Đảng đã điều chỉnh lại phương châm tiến hành công nghiệp hoá là "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ". Đó là sự điều chỉnh cần thiết và đúng đắn trong nhận thức của Đảng vể cơ cấu kinh tế trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam.
– Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) với hai mục tiêu cơ bản:
+ Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nưởc mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công – nông nghiệp.
+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.
– Đại hội để ra đường lối quốc tế và chính sách đôì ngoại nhằm tranh thủ điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng đất nước. Thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ bình thường với tất cả các nưốc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng lợi ích quốc gia. giữ vững hòa bình độc lập và phát triển.
– Đại hội xác định nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Đảng trong giai đoạn mới: xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác xây dựng Đảng gắn liền với kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực quán lý của Nhà nước. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 100 ủy viên chính thức và 32 ủy viên đự khuyết. Bộ chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng là Đại hội thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục khẳng định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.