Cảm nghĩ của em về nguồn gốc sâu xa và sức mạnh cao cả thiêng liêng được I.Ê-ren-bua nói đến trong bài “Lòng yêu nước”.
Cảm nghĩ của em về nguồn gốc sâu xa và sức mạnh cao cả thiêng liêng được I.Ê-ren-bua nói đến trong bài "Lòng yêu nước". I. Ê-ren-bua đã nói một cách thật cảm động, chấn dộng về "nguồn gốc sâu xa và sức mạnh của lòng yêu nước”. Tác giả đã tạo nên một so ...
Cảm nghĩ của em về nguồn gốc sâu xa và sức mạnh cao cả thiêng liêng được I.Ê-ren-bua nói đến trong bài "Lòng yêu nước".
I. Ê-ren-bua đã nói một cách thật cảm động, chấn dộng về "nguồn gốc sâu xa và sức mạnh của lòng yêu nước”.
Tác giả đã tạo nên một so sánh trong phần hai bài văn để nói tình yêu quê hương làm nên tình yêu nước: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga đi ra bể. Lồng yêu nhà, yêu làng xóm, yên miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Lòng yêu nước là một ý niệm trừu tượng. Với lối so sánh, tác giả đã làm cho ý niệm lòng yêu nước trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu và vô cùng thấm thía.
Tổ quốc gắn bó máu thịt thiết tha với mọi công dân, với mọi gia đình. Người chân chính đã sống vì Tổ quốc. Người chân chính đã sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Lòng yêu nước thật vô cùng thiêng liêng, cao cả với nhà văn, với chiến sĩ Hồng quân, với người Xô Viết, đúng như Ê-ren-bua viết: "Mất nước Nga thì còn sống làm ỳ nữa". Đó là lời thề mà ta đã từng biết, đã từngnghe: “Tổ quốc hay là chết!”.
Tóm lại, bài “Lòng yêu nước”là một bài văn hay. Từ cụ thể đến khái quát, từ chất thơ trữ tình đến chính luận hùng hồn, Ê-ren-bua đã nói thật xúc động và sâu sắc về lòng yêu nước.
Lòng yêu nước là một thứ tình cảm đẹp nhất của mỗi công dân, mỗi dân tộc từ xưa tới nay. Các nhà văn, nhà thơ đều có một cách nói riêng về lòng yêu nước.