Cuộc chiến giữa đàn chèo bẻo và chim cắt là một đoạn văn tả hoạt cảnh trong bài “Lao xao” của Duy Khán. Phân tích và nêu cảm nghĩ của em.
Cuộc chiến giữa đàn chèo bẻo và chim cắt là một đoạn văn tả hoạt cảnh trong bài "Lao xao" của Duy Khán. Phân tích và nêu cảm nghĩ của em. Cuộc chiến giữa đàn chèo bẻo và chim cắt là một đoạn văn tả hoạt cảnh đặc sắc trong bài “Lao xao” của Duy Khán. ...
Cuộc chiến giữa đàn chèo bẻo và chim cắt là một đoạn văn tả hoạt cảnh trong bài "Lao xao" của Duy Khán. Phân tích và nêu cảm nghĩ của em.
Cuộc chiến giữa đàn chèo bẻo và chim cắt là một đoạn văn tả hoạt cảnh đặc sắc trong bài “Lao xao” của Duy Khán. Thú vị và bất ngờ khi chúng ta được mục kích một trận không chiến của loài chim.
Cuộc chiến giữa đàn chèo hẻo và chim cắt diễn ra quá hất ngờ.
Chim chèo bẻo "như nhữngmũi tên đen" rất dũng mãnh, từng mang tiếng là "kẻ cắp". Tiếng kêu "chè cheo chét". Nó dám đánh loài diều hâu, chim cắt, quạ khoang, quạ đen. Giữa khoảng không, bầy chèo beo "tới tấp bay đến", "lao vào đánh diều hâu túi bụi"; diều hâu "được mẻ hú vía". Trước đây cứ ngỡ chèo bẻo đánh diều hâu là "kẻ cắp bà già gặp nhau" nhưng từ hôm được mục kích cảnh diều hâu bắt gà con, bị chèo bẻo vây đánh tơi bời, "tôi lại quý chèo bẻo". Tiếng gọi của chim chèo bẻo mới đáng yêu làm sao: "chè cheo chét". Nó "trị kẻ ác". Nó khác nào một hiệp sĩ phò nguy cứu đời thật đáng ca ngợi. Từ con chèo bẻo, cậu bé làng quê có một cách suy nghĩ thật hồn nhiên: “Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm”.
Cuộc đánh nhau giữa chèo bẻo với chim cắt là một hoạt cảnh lí thú. Lúc đầu chỉ có hai con chèo bẻo thì cắt "vụt lao ra, xỉa cánh". Khi một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn, thì cuộc đánh nhau "rất dữ" – Trẻ con reo ầm lên cổ vũ chèo bẻo, cắt “hốt hoảng”, "xỉa cánh đều trượt",bị đàn chèo bẻo "thi nhau xông vào mổ", cắt quay tròn "như cái diều đứt dây" rơi xuống đồng… Duy Khán vừa tả vừa kể tạo nên một hoạt cảnh về cuộc chiến giữa chèo bẻo và chim cắt, rất sinh động và hấp dẫn. Chèo bẻo thật đáng yêu: "Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!".
Loài chim ác như diều hâu, rất tinh quái "có cái mũi khoằm" đánh hơi tinh lắm: gà con, xác chết. Quạ đen, quạ khoang là cùng họ với diều hâu – Rất xảo quyệt "bắt gà con, ăn trộm trứng, vào chuồng lợn". Hành động ranh mãnh bất lương: "lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn". Chim ác còn có cắt "cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn". Nó xỉa chết bao con bồ câu. Nó ăn hiếp chèo bẻo nhưng rồi bị đánh chết!
Tóm lại, thế giới thiên nhiên tạo vật, từ hoa đến ong bướm, từ chim hiền đến chim xấu, chim ác đều được tác giả khám phá và miêu tả một cách cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc với tất cả tấm lòng yêu quý thiên nhiên và sự sống. Cảnh sắc quê hương như một tấm gương sáng phản chiếu tâm hồn tuổi thơ, sắc hương của hoa, tiếng lao xao của ong bướm, tiếng chim hót v.v… nơi vườn quê mãi mãi in sâu vào kí ức một thời chăn trâu, một thời cắp sách.
Duy Khán đã để lại trong lòng bạn đọc tuổi thơ gần xa một bức tranh quê về thế giới các loài chim. Chất văn hóa dân gian, tình cảm yêu ghét của tuổi thơ đối với thế giới loài chim trang trải với bao rung động qua trang văn "Lao xao" này. "Lao xao"là một bức tranh quê hữu tình, đầy ấn tượng. Một tình quê ấm áp vơi đầy…