04/06/2017, 23:41
Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yếu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, thành kính. Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động về tình cảm này. Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ, anh làm cuộc ...
Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yếu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, thành kính. Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động về tình cảm này.
Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ, anh làm cuộc “hành hương” về đất Bắc. Bồi hồi xúc động, anh tìm đến viếng Bác ở Ba Đình - Hà Nội.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam...
Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng thành kính nhưng vẫn gợi một không khí ấm áp gần gũi. Không chỉ cách xưng hô mà còn nhờ tác giả đã chọn một hình ảnh rất thân thuộc: cây tre. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính Việt cao quý, trong sáng nhất. Song, hình ảnh cây tre mới như một khúc dạo đầu để mở ra một loạt những suy tưởng khác, sâu lắng hơn, mênh mông hơn.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Vầng trăng... trời xanh... các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta phải suy ngẫm. Ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả ở một con người.
Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc thời gian. Còn đứng trên đất Bắc, tác giả đã phải bịn rịn nghĩ tới lúc chia tay, phải xa nơi Bác nghỉ. Và đây cũng là dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
Câu thơ như lời nói thường không cần dùng đến kĩ thuật. Giọng thơ không ồn ào. Thế mà đọc lên thấy xúc động. Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ có một cái gì rất Nam Bộ. Chân thành, bộc trực mà không thô. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người đọc đồng cảm với anh, bởi nỗi thương nhớ, xót xa, ân hận khi đến trước Bác, nào phải riêng ai!
Cả cái ước nguyện chân thành ở cuối bài thơ cũng không của riêng người nào.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lại đến, thật tự nhiên nhuần nhị để khép bài thơ lại, song không còn là hàng tre - khách thể ở trên mà đã tan hòa vào chủ thể. Nhà thơ nói cho mình, cũng là nói hộ ý nguyện của mỗi chúng ta: muốn được hóa thân làm cây tre trung hiếu, giữa hàng ngàn cây tre trung hiếu khác mãi mãi đứng bên Bác.
Viếng lăng Bác giàu chất suy tưởng, chất trữ tình đằm thắm với cách sử dụng nhiều luyến láy trong ngôn ngữ, phong phú âm điệu, khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận. Cũng chính vì vậy nó cũng đã sớm được phổ nhạc để trở thành một bài hát giàu sức truyền cam, giờ đây quen thuộc với mỗi người chúng ta.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam...
Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng thành kính nhưng vẫn gợi một không khí ấm áp gần gũi. Không chỉ cách xưng hô mà còn nhờ tác giả đã chọn một hình ảnh rất thân thuộc: cây tre. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính Việt cao quý, trong sáng nhất. Song, hình ảnh cây tre mới như một khúc dạo đầu để mở ra một loạt những suy tưởng khác, sâu lắng hơn, mênh mông hơn.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Vầng trăng... trời xanh... các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta phải suy ngẫm. Ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả ở một con người.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
Câu thơ như lời nói thường không cần dùng đến kĩ thuật. Giọng thơ không ồn ào. Thế mà đọc lên thấy xúc động. Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ có một cái gì rất Nam Bộ. Chân thành, bộc trực mà không thô. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người đọc đồng cảm với anh, bởi nỗi thương nhớ, xót xa, ân hận khi đến trước Bác, nào phải riêng ai!
Cả cái ước nguyện chân thành ở cuối bài thơ cũng không của riêng người nào.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lại đến, thật tự nhiên nhuần nhị để khép bài thơ lại, song không còn là hàng tre - khách thể ở trên mà đã tan hòa vào chủ thể. Nhà thơ nói cho mình, cũng là nói hộ ý nguyện của mỗi chúng ta: muốn được hóa thân làm cây tre trung hiếu, giữa hàng ngàn cây tre trung hiếu khác mãi mãi đứng bên Bác.
Viếng lăng Bác giàu chất suy tưởng, chất trữ tình đằm thắm với cách sử dụng nhiều luyến láy trong ngôn ngữ, phong phú âm điệu, khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận. Cũng chính vì vậy nó cũng đã sớm được phổ nhạc để trở thành một bài hát giàu sức truyền cam, giờ đây quen thuộc với mỗi người chúng ta.