04/06/2017, 23:41
Bình luận câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Bài 2)
Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân loại. Riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo, rèn luyện cho ta những đức tính, tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người. Nó không những góp phần hoàn ...
Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân loại. Riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo, rèn luyện cho ta những đức tính, tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người.
Nó không những góp phần hoàn thiện con người, cuộc sống hôm nay, mà còn nhắc chúng ta biết ơn, nhớ về quá khứ, nguồn gốc tổ tiên; răn dạy ta biết ơn đối với những người vun đắp cuộc sống cho chúng ta. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ biểu hiện rõ nét lời khuyên bảo ấy. Chúng ta nhận xét gì về câu nói ngắn gọn đó?
Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ đã cho ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm và muốn hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây không? Kẻ ấy đã bỏ ra biết bao công lao và mồ hôi để chăm sóc cây từ nhỏ đến khi nó đơm bông kết trái. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Kết quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ.
Tục ngữ như một chân lí, một lời nhắn gửi chân thành đối với những ai đang hưởng thụ. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, chúng phát xuất từ đâu, do đâu mà có? Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Theo thời gian lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước xung quanh ta? Đó là thầy cô, người cha mẹ thứ hai hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khác là ta đang “ăn quả”. Bát cơm ta cầm trên tay do đâu mà có? Đó chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là “quả” của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là “quả” của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học... Ta làm sao kể cho hết những “quả” trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải, tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim... Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với các khối óc tuôn đầy cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta là một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.
Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, phản bội: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy...” sống với thái độ “ăn cháo đá bát” ư? Không! Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thông, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi - một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên:
Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
Lòng biết ơn là như thế!
Nhưng không chí biết ơn kẻ trồng cây là “nhớ” bằng những lời lí thuyết, hô hào mà phải bằng hành động cụ thể được thực hiện với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn “người trồng cây”, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám... Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, khắc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hàng năm.
Đồng thời để thể hiện lòng biết ơn ấy, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ, nâng niu, trân trọng chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hanh phúc. Chúng ta lại tiếp tục “trồng cây” cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có- tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lí Thông trong câu chuyện Thạch Sanh - Lí Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ lên án gắt gao.
Câu tục ngữ đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Câu tục ngữ hãy còn mãi mài ở bất cứ thời đại nào, con người vẫn cần phải ghi nhớ lời răn dạy ấy. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tính những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ đã cho ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm và muốn hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây không? Kẻ ấy đã bỏ ra biết bao công lao và mồ hôi để chăm sóc cây từ nhỏ đến khi nó đơm bông kết trái. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Kết quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ.
Tục ngữ như một chân lí, một lời nhắn gửi chân thành đối với những ai đang hưởng thụ. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, chúng phát xuất từ đâu, do đâu mà có? Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Theo thời gian lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước xung quanh ta? Đó là thầy cô, người cha mẹ thứ hai hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khác là ta đang “ăn quả”. Bát cơm ta cầm trên tay do đâu mà có? Đó chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là “quả” của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là “quả” của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học... Ta làm sao kể cho hết những “quả” trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải, tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim... Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với các khối óc tuôn đầy cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta là một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.
Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, phản bội: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy...” sống với thái độ “ăn cháo đá bát” ư? Không! Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thông, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi - một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên:
Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng
Lòng biết ơn là như thế!
Nhưng không chí biết ơn kẻ trồng cây là “nhớ” bằng những lời lí thuyết, hô hào mà phải bằng hành động cụ thể được thực hiện với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn “người trồng cây”, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám... Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, khắc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hàng năm.
Đồng thời để thể hiện lòng biết ơn ấy, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ, nâng niu, trân trọng chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hanh phúc. Chúng ta lại tiếp tục “trồng cây” cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có- tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lí Thông trong câu chuyện Thạch Sanh - Lí Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ lên án gắt gao.
Câu tục ngữ đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Câu tục ngữ hãy còn mãi mài ở bất cứ thời đại nào, con người vẫn cần phải ghi nhớ lời răn dạy ấy. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tính những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.