28/05/2017, 20:19

Cảm nhận của anh chị về con người Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè

Cam nhan ve Nguyen Trai – Đề bài: Cảm nhận của anh chị về con người Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè. Nhà thơ là những người luôn trao trọn trái tim và tâm hồn mình cho thơ. Đọc thơ người đọc có thể hiểu được tâm trạng, tình cảm và thậm chí là phẩm chất của nhà thơ đó. Như chúng ta đã biết ...

Cam nhan ve Nguyen Trai – Đề bài: Cảm nhận của anh chị về con người Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè. Nhà thơ là những người luôn trao trọn trái tim và tâm hồn mình cho thơ. Đọc thơ người đọc có thể hiểu được tâm trạng, tình cảm và thậm chí là phẩm chất của nhà thơ đó. Như chúng ta đã biết Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan thanh liêm hết lòng vì dân vì nước mà còn là một nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Đọc các tác phẩm văn học Nguyễn Trãi ta có ...

– Đề bài: .


Nhà thơ là những người luôn trao trọn trái tim và tâm hồn mình cho thơ. Đọc thơ người đọc có thể hiểu được tâm trạng, tình cảm và thậm chí là phẩm chất của nhà thơ đó. Như chúng ta đã biết Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan thanh liêm hết lòng vì dân vì nước mà còn là một nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Đọc các tác phẩm văn học Nguyễn Trãi ta có thể hiểu thêm về phẩm chất con người tác giả. Bài thơ Cảnh ngày hè là minh chứng điển hình cho sự biểu hiện tính cách, phẩm chất con người nhà thơ thông qua tác phẩm.


Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi đã cáo quan về quê để sống một cuộc đời ẩn dật, xa rời chốn quan trường thị phi nhiều nguy hiểm. Ông trở về quê trở thành một ông lão nông dân, ngày ngày làm bạn với ruộng vườn với những người nông dân hiền lành chất phác.


Trước hết qua bài thơ Cảnh ngày hè ta có thể thấy Nguyễn Trãi là một người quan thanh liêm, chính trực và đặc biệt không chịu được những điều sai trái và không cho phép mình làm những điều sai trái:


“Rồi hóng mát thưở ngày trường”


Câu thơ ngắt nhịp 1/2/3 như tách hẳn chữ “rồi” ra nhằm nhấn mạnh trạng thái khi chọn cuộc sống vắng vẻ không ôn ào tráng lệ như nơi kinh thành. Nếu xưa kia nhà thơ phải thâu đêm thức sáng để tìm ra những yêu sách kính dâng vua hay xử lí những công việc được triều đình giao trọng trách cho thì giờ đây mọi việc ấy không còn nữa. Thay vào đó nhà thơ được nhàn rỗi ngồi hóng mát trước khung cảnh thiên nhiên nông thôn mộc mạc, đơn sơ nhưng không kém phần tươi tắn. Nguyễn Trãi cả một đời sống thanh liêm vì vua vì nước, ông luôn làm tròn trách nhiệm và bổn phận của bản thân mình. Nhưng cuộc sống nào bình yên đến như vậy. Những kẻ xấu xa vẫn luôn có ác tâm hãm hại nhà thơ, và những đường lối chính sách mà nhà thơ thấy không phù hợp thì nó lại được triển khai. Chính vì thế nhà thơ đành chọn con đường về quê sống ẩn dật để bảo vệ khí tiết của mình. Không chỉ Nguyễn Trãi mà đây là lựa chọn của biết bao bậc trí thức vì muốn giữ bản chất tốt đẹp của mình mà xin vua cáo quan về ở ẩn.


Không chỉ là người bề tôi trung thành, tài giỏi, một người có khí tiết trong sạch cả đời mà Nguyễn Trãi còn là một người yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, một người nghệ sĩ đa tài dùng ngôn từ thơ ca để vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng đẹp:


“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

phan tich canh ngay he cua nguyen trai


Hoa hòe với màu xanh dịu dàng của mình đã khoe sắc trước khung cảnh thiên nhiên mùa hè. Không cần nói tới mà ai cũng biết hoa hòe là một loài hoa không chỉ đẹp mà nó còn là một thứ trà uống nước mát mẻ dành riêng cho mùa hè. Màu xanh dịu ấy luôn mang tới một cảm giác nhẹ nhàng trước ánh nắng chói chang gay gắt. Hòe ở đây đang mùa phát triển, những bông hoa thi nhau nở, xếp tầng xếp lớp lên nhau như “đùn đùn” nhau dần lên ngập tràn, rợp đầy cả một bức tường. Trước hiên nhà những bông hoa lựu màu đỏ rực rỡ như tô điểm cho ngôi nhà của người nông dân. Tác giả dùng từ “phun” để thể hiện màu của hoa lựu giống như được một người họa sĩ tài ba nào đó vẽ lên bằng một thứ màu tốt nhất, đẹp nhất. Dưới ao đầm những đóa sen hồng bông hé bông nở. Mùi hoa sen, mùi lá sen, mùi nhụy sen…theo gió thoảng hương khắp không gian làng quê. Có thể thấy phải là người yêu thiên nhiên lắm, tinh tế lắm thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được sâu sắc bức tranh ngày hè như vậy. Bức tranh ấy không chỉ đẹp về màu sắc mà còn hấp dẫn bởi sự vận động của từng sự vật trong đó.


Bên cạnh một người yêu thiên nhiên, nhà thơ cũng là một người yêu cuộc sống sinh hoạt đời thường, yêu những điều bình dị nhất trong cuộc sống của con người:


“Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”


Nhà thơ cảm nhận những âm thành của cuộc sống bằng cả trái tim yêu thương cuộc đời và con người. Đó là âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá, là âm thanh “dắng dỏi” của những chú ve để đón chào ngày hè. Một bên là âm thanh của cuộc sống sinh hoạt đời thường, một bên là âm thanh của thiên nhiên. Tuy hai âm thanh khác nhau nhưng có một điểm giống nhau chúng đều là âm thanh của cuộc sống. Những phiên chợ cá tưởng chừng như bình thường đấy nhưng nếu yêu cuộc sống thì con người ta mới cảm nhận hết được thứ âm thanh lao xao ấy đáng quý biết chừng nào. Những tiếng kêu của ve như tiếng đàn cầm vậy.


Trước tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, yêu con người nhà thơ thể hiện thêm phẩm chất đáng quý của mình. Đó là phẩm chất yêu thương nhân dân, dù đã về quê ở ẩn không quan tâm đến việc triều chính nhưng trong lòng nhà thơ không bao giờ yên vì một nỗi thương dân yêu nước luôn luôn thường trực:


“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”


Vua Ngu Thuấn trong lịch sử Trung Hoa là một vị vua luôn thương yêu con dân mình. Tiếng đàn của vua Ngu Thuấn vô cùng nổi tiếng. Nhà thơ thể hiện ước nguyện có đàn của vua Thuấn để đàn lên khúc nhạc yên bình cho nhân dân luôn hạnh phúc ấm no.


Như vậy, cảnh ngày hè đã gián tiếp thể hiện những nỗi niềm, phẩm cách của Nguyễn Trãi. Nhà thơ không chỉ là một người bề tôi trung thành, một người yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu những thứ bình dị của cuộc sống mà còn là một người luôn luôn nghĩ tới lợi ích của nhân dân. Sống không vì bản thân mình mà luôn luôn nghĩ cho người khác. Đây quả là một đức tính tốt đẹp và đáng quý của Nguyễn Trãi.

 

0