Cảm nhận về nhân vật Robinson trong đoạn trích Robinson ngoài đảo hoang Văn lớp 9
Hướng dẫn làm bài cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-sơn trong đoạn trích “Rô-bin-sơn” ngoài đảo hoang có dàn ý và bài viết tham khảo Daniel Defoe là một đại diện ưu tú của văn học Anh thế kỉ 18. Ông là một nhà văn, nhà báo và học giả kinh tế xuất sắc. Ông có đóng góp lớn khi là một trong những người đầu ...
Hướng dẫn làm bài cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-sơn trong đoạn trích “Rô-bin-sơn” ngoài đảo hoang có dàn ý và bài viết tham khảo Daniel Defoe là một đại diện ưu tú của văn học Anh thế kỉ 18. Ông là một nhà văn, nhà báo và học giả kinh tế xuất sắc. Ông có đóng góp lớn khi là một trong những người đầu tiên đưa thể loại truyện phiêu lưu trở nên phổ biến ở nước “Anh”. Robinson Crusoe là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần đầu tiên năm 1719 khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Tác phẩm với cốt truyện giản dị, văn phong trong sáng phù hợp với giới trẻ, đặc biệt có giá trị đạo đức tốt đối với lứa tuổi thiếu niên. Truyện cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bài ca và tác phẩm điện ảnh sau này, là một tượng đài bất bại trong thể loại truyện phiêu lưu, đồng thời cũng là một tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Tiểu thuyết viết dưới hình thức tự truyện kể lại ý chí và lòng yêu cuộc sống suốt 25 năm trên đảo hoang của Robinson Crusoe. Qua đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống đơn độc, lẻ loi nhưng cũng giàu ý chí của Rô-bin-sơn trên hòn đảo hoang không một bóng người. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ROBINSON 1. MỞ BÀI Giới thiệu nhân vật và đoạn trích 2. THÂN BÀI Trang phục và trang bị của Robinson: mũ, áo, quần, tất, giày, thắt lưng, túi... Là kết quả của lao động sáng tạo, nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống Diện mạo: da dẻ, râu kìa quái, trông như người rừng Diện mạo kì dị, khác thường Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng cũng tràn đầy ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan Đánh giá: Nội dung: ca ngợi ý chí, sức mạnh, tinh thần lạc quan của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt Nghệ thuật: việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn 3. KẾT BÀI Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của đoạn trích BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ROBINSON Trong cuộc sống thường hay xảy ra những điều không như ý ta muốn. Trước những thử thách của cuộc đời, không ít người đã gục ngã hay phó mặc số mệnh, tuy nhiên, cũng có người biết vượt lên hoàn cảnh, sống lạc quan và giàu niềm tin, ý chí. Robinson- nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe là một ví dụ điển hình cho tinh thần lạc quan và ý chí, nghị lực của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bằng giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu, mở đầu đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, nhân vật Robinson tự đưa ra lời cảm nhận chung về chân dung của chính mình. Anh hình dung đang đi dạo trên quê hương, đất nước mình. Hình dáng, bộ dạng kì lạ và tức cười của anh chắc chắn sẽ làm cho người đối diện phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi: “Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!” Lời tự thuật ấy đã phần nào hé lộ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua 10 năm qua. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng hình dung về trang phục và trang bị của một vị chúa đảo. Cái mũ to, cao lêu nghêu để che nắng, che không cho mưa hắt vào cổ. Cái áo làm bằng da dê, vạt áo dài đến bắp đùi. Quần được làm bằng da của một con dê đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân. Tất và giày đều không có nên anh tự tạo cho mình một đồ dùng giống như ủng. Những trang phục kì lạ, tiện dụng được tác giả miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn về trang bị? Đó là một cái thắt lưng rộng bản bằng da dê dùng để đeo cưa, rìu. Hai cái túi làm bằng da dê đựng thuốc súng, đạn ghém. Gùi được đeo sau lưng, khoác súng bên vai, dù trên đầu. Bằng việc kể đan xen với miêu tả, những vật dụng linh tinh hiện lên thật kì dị. Chúng chính là kết quả của quá trình lao động và sáng tao, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống. Một mình sống trên đảo hoang hơn chục năm, diện mạo của Robinson ít nhiều cũng sẽ có sự thay đổi và càng ngày càng ít giống người văn minh hơn. Vẫn là cái giọng điệu pha chút hài hước: “Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột nhà cháy; râu tuy thỉnh thoảng có cạo, nhưng vẫn đâm ra như chổi xể. Trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ-nhĩ-kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi”. Dáng vẻ của Robinson hẳn rất kì quái, gần như người rừng. Cuộc sống tuy vô cùng khó khăn, vất vả và nguy hiểm nhưng ta không hề thấy sự bi quan, tuyệt vọng hay chán nản ở Robinson. Bằng trí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, tính cách kiên cường, anh đã dần vượt qua hoàn cảnh bất hạnh và làm chủ được cuộc sống. Tâm hồn anh ngời sáng lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, vui vẻ, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thiên nhiên cũng không thể khuất phục. Bằng việc sáng tạo trong lựa chọn ngôi kể thứ nhất và nhân vật kể chuyện, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn, đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang” chính là bức chân dung về nhân vật Robinson khi anh gặp biến cố và phải sống cô đơn một mình trên đảo hoang hơn 10 năm. Từ đó, tác giả ca ngợi sức mạnh, đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ông cha ta đã từng nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Có ở trong những hoàn cảnh gian nan, khó khăn, đặc biệt, chúng ta mới biết ý chí, nghị lực của mình mạnh mẽ tới đâu. Chỉ cần có ý chí, nghị lực, ta sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ, kiên cường như nhân vật Robinson đã làm.
Hướng dẫn làm bài cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-sơn trong đoạn trích “Rô-bin-sơn” ngoài đảo hoang có dàn ý và bài viết tham khảoDaniel Defoe là một đại diện ưu tú của văn học Anh thế kỉ 18. Ông là một nhà văn, nhà báo và học giả kinh tế xuất sắc. Ông có đóng góp lớn khi là một trong những người đầu tiên đưa thể loại truyện phiêu lưu trở nên phổ biến ở nước “Anh”. Robinson Crusoe là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần đầu tiên năm 1719 khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Tác phẩm với cốt truyện giản dị, văn phong trong sáng phù hợp với giới trẻ, đặc biệt có giá trị đạo đức tốt đối với lứa tuổi thiếu niên. Truyện cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bài ca và tác phẩm điện ảnh sau này, là một tượng đài bất bại trong thể loại truyện phiêu lưu, đồng thời cũng là một tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Tiểu thuyết viết dưới hình thức tự truyện kể lại ý chí và lòng yêu cuộc sống suốt 25 năm trên đảo hoang của Robinson Crusoe. Qua đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống đơn độc, lẻ loi nhưng cũng giàu ý chí của Rô-bin-sơn trên hòn đảo hoang không một bóng người.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ROBINSON
1. MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật và đoạn trích
2. THÂN BÀI
Trang phục và trang bị của Robinson: mũ, áo, quần, tất, giày, thắt lưng, túi...
Là kết quả của lao động sáng tạo, nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống
Diện mạo: da dẻ, râu kìa quái, trông như người rừng
Diện mạo kì dị, khác thường
Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng cũng tràn đầy ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan
Đánh giá:
Nội dung: ca ngợi ý chí, sức mạnh, tinh thần lạc quan của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt
Nghệ thuật: việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của đoạn trích
BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ROBINSON
Trong cuộc sống thường hay xảy ra những điều không như ý ta muốn. Trước những thử thách của cuộc đời, không ít người đã gục ngã hay phó mặc số mệnh, tuy nhiên, cũng có người biết vượt lên hoàn cảnh, sống lạc quan và giàu niềm tin, ý chí. Robinson- nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe là một ví dụ điển hình cho tinh thần lạc quan và ý chí, nghị lực của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Bằng giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu, mở đầu đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, nhân vật Robinson tự đưa ra lời cảm nhận chung về chân dung của chính mình. Anh hình dung đang đi dạo trên quê hương, đất nước mình. Hình dáng, bộ dạng kì lạ và tức cười của anh chắc chắn sẽ làm cho người đối diện phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi: “Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!” Lời tự thuật ấy đã phần nào hé lộ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua 10 năm qua.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng hình dung về trang phục và trang bị của một vị chúa đảo. Cái mũ to, cao lêu nghêu để che nắng, che không cho mưa hắt vào cổ. Cái áo làm bằng da dê, vạt áo dài đến bắp đùi. Quần được làm bằng da của một con dê đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân. Tất và giày đều không có nên anh tự tạo cho mình một đồ dùng giống như ủng. Những trang phục kì lạ, tiện dụng được tác giả miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn về trang bị? Đó là một cái thắt lưng rộng bản bằng da dê dùng để đeo cưa, rìu. Hai cái túi làm bằng da dê đựng thuốc súng, đạn ghém. Gùi được đeo sau lưng, khoác súng bên vai, dù trên đầu. Bằng việc kể đan xen với miêu tả, những vật dụng linh tinh hiện lên thật kì dị. Chúng chính là kết quả của quá trình lao động và sáng tao, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống.
Một mình sống trên đảo hoang hơn chục năm, diện mạo của Robinson ít nhiều cũng sẽ có sự thay đổi và càng ngày càng ít giống người văn minh hơn. Vẫn là cái giọng điệu pha chút hài hước: “Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột nhà cháy; râu tuy thỉnh thoảng có cạo, nhưng vẫn đâm ra như chổi xể. Trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ-nhĩ-kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi”. Dáng vẻ của Robinson hẳn rất kì quái, gần như người rừng. Cuộc sống tuy vô cùng khó khăn, vất vả và nguy hiểm nhưng ta không hề thấy sự bi quan, tuyệt vọng hay chán nản ở Robinson. Bằng trí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, tính cách kiên cường, anh đã dần vượt qua hoàn cảnh bất hạnh và làm chủ được cuộc sống. Tâm hồn anh ngời sáng lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, vui vẻ, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thiên nhiên cũng không thể khuất phục.
Bằng việc sáng tạo trong lựa chọn ngôi kể thứ nhất và nhân vật kể chuyện, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn, đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang” chính là bức chân dung về nhân vật Robinson khi anh gặp biến cố và phải sống cô đơn một mình trên đảo hoang hơn 10 năm. Từ đó, tác giả ca ngợi sức mạnh, đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Ông cha ta đã từng nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Có ở trong những hoàn cảnh gian nan, khó khăn, đặc biệt, chúng ta mới biết ý chí, nghị lực của mình mạnh mẽ tới đâu. Chỉ cần có ý chí, nghị lực, ta sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ, kiên cường như nhân vật Robinson đã làm.