24/05/2017, 14:04

Cảm nghĩ về những hình tượng trong bài Khăn thương nhớ ai

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về những hình tượng trong bài Khăn thương nhớ ai. Trong nền văn học dân gian của chúng ta thì kho tàng ca dao dân ca luôn là những gì ngọt ngào đằm thắm nhất. Nó gợi lên biết bao nhiêu tâm tư tình cảm của người xưa, ông cha ta những người đã sống rất bình dị ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về những hình tượng trong bài Khăn thương nhớ ai. Trong nền văn học dân gian của chúng ta thì kho tàng ca dao dân ca luôn là những gì ngọt ngào đằm thắm nhất. Nó gợi lên biết bao nhiêu tâm tư tình cảm của người xưa, ông cha ta những người đã sống rất bình dị với tình yêu quê hương đất nước, với hình ảnh những thân cò tượng trưng cho những kiếp người nông dân…và cũng không thể quên nhắc đến những bài ca dao mang đậm ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu .

Trong nền văn học dân gian của chúng ta thì kho tàng ca dao dân ca luôn là những gì ngọt ngào đằm thắm nhất. Nó gợi lên biết bao nhiêu tâm tư tình cảm của người xưa, ông cha ta những người đã sống rất bình dị với tình yêu quê hương đất nước, với hình ảnh những thân cò tượng trưng cho những kiếp người nông dân…và cũng không thể quên nhắc đến những bài ca dao mang đậm những gì gọi là tình yêu đôi lứa. Đặc biệt trong những bài ca dao với chủ đề đó thì ta nhớ đến bài ca dao Khăn thương nhớ ai. Trong đó nổi bật lên những hình tượng cụ thể.

Trước hết đó là hình tượng mà ngay trên đề bài đã thể hiện rõ, đó chính là chiếc khăn thương. Hình tượng ấy được tác giả dân gian nhân hóa trở nên có hồn và vô cùng sống động. Nó thể hiện cho những trạng thái tình cảm tâm lý của người con gái đang nhớ người yêu của mình:

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt. ”

cam nhan bai khan thuong nho ai

Đó chính là hình ảnh của chiếc khăn thương nhớ. Có lẽ chiếc khăn kỉ vật ấy không còn xa lạ gì với những người yêu nhau hiện nay chúng ta không còn dùng nó để làm tin nữa nhưng cách đây mấy năm thì khi những anh chiến sĩ ra trận người yêu của họ vẫn không thôi gửi theo chiếc khăn của mình. Khăn ở đây được nhân hóa lên thành những cảm xúc tâm trạng và tình yêu đôi lứa. Khăn buồn hay chính là người buồn?. Có thể nói rằng hình tượng chiếc khăn ở đây như thể hiện sự buồn thương của cô gái, khăn kia hay cũng chính là cô gái buồn đến rơi rụng. Chiếc khăn ấy mang tên chiếc khăn thương nhớ, khăn nhớ ai mà rơi xuống đất rồi lại vắt lên vai rồi chùi nước mắt có thể thấy rằng chính những tình yêu kia đã khiến cho khăn cũng như con người biết buồn biết thương. Từ những nỗi thương yêu nhung nhớ đến những trạng thái đau khổ rơi nước mắt.

Trong bài ca dao ấy còn hiện lên một hình tượng nữa đó là hình tượng của cây đèn:

“Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt. ”

Hình ảnh đèn hiện lên như người trút bầu tâm sự cùng với cô gái ấy. Có thể nói rằng đèn cũng được nhân hóa để biểu thị rõ những nỗi nhớ thương vơi đầy của cô gái kia. Trong đêm khuya đèn là người bầu bạn với cô gái, hiểu thấu nỗi lòng cô gái nhớ nhung nhưng lại không thể nào nói lên được. Đèn cũng như thương nhớ thay cho cô gái mà không tắt đi.

Bên cạnh đó là hình ảnh đôi mắt, lấy đôi mắt để nói về cô gái tác giả dân gian như muốn nhấn mạnh vào cửa sổ tâm hồn của người con gái đang yêu. Thật sự thì khi người ta nhìn vào một con người thì người ta thường nhìn vào đôi mắt. Đôi mắt ấy có đẹp thì mới đáng yêu, đôi mắt ấy vui là người ta cũng vui và khi nó buồn thì chủ nhân của nó cũng đang buồn. Đôi mắt kia cũng nhân hóa như đang thương nhớ ai:

“Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên”

Từ những hình tượng của đồ vật cơ thể hình tượng con người xuất hiện với nhưng lo lắng không thể nào ngủ được:

“Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề. ”

Hình ảnh người con gái hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp đó yêu thương chung thủy với người yêu khiến cho bản thân mình không thể nào ngủ nổi và chính sự không ngủ được kia làm cho cô càng thêm lo lắng về người cô yêu thương. Nỗi lo ấy khiến cho đèn không tắt, mắt không yên, buồn sâu thẳm và thức suốt canh dài ấy. Bên cạnh đó còn có hình tượng của “ai” trong những câu hỏi khăn thương nhớ ai. “Ai” kia có lẽ chính là người thương của cô gái, biết rằng hỏi như thế một cách bâng quơ thế thôi nhưng chúng ta cũng có thể hiểu rằng ai là hình tượng của một chàng trai nào đó đã vô tình với người con gái kia hay vì sự xa cách mà không thể đến gặp nàng một lần được.

Như vậy chỉ trong một bài ca dao mà tác giả dân gian đã xây dựng được biết bao nhiêu là hình tượng. Từ những hình tượng của đồ vật cho đến những hình tượng của con người. Dù cho hình tượng nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn thấy được điều tác giả muốn nói ở đây chính là nỗi thương nhớ của những người con gái ngày xưa

0