Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Phan tich doan trich Noi thuong minh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều được mệnh danh là tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Con người tài giỏi ấy đã mang đến cho chúng ta cuộc đời của một phận má đào hồng nhan ...
Phan tich doan trich Noi thuong minh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều được mệnh danh là tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Con người tài giỏi ấy đã mang đến cho chúng ta cuộc đời của một phận má đào hồng nhan nhưng bạc mệnh. Theo những câu thơ của Nguyễn Du từng chặng đường đời của Thúy Kiều đều hiện ra trước mắt ta. Thế nhưng đau đớn nhất, uất hận nhau, nhục nhã nhất có lẽ được ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn .
Truyện Kiều được mệnh danh là tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Con người tài giỏi ấy đã mang đến cho chúng ta cuộc đời của một phận má đào hồng nhan nhưng bạc mệnh. Theo những câu thơ của Nguyễn Du từng chặng đường đời của Thúy Kiều đều hiện ra trước mắt ta. Thế nhưng đau đớn nhất, uất hận nhau, nhục nhã nhất có lẽ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích nỗi thương mình. Nàng có đau đớn khi quyết định bán thân, đau đớn khi phải trao duyên, buồn trông trong lầu ngưng bích… nhưng nhục nhã nhất là tâm trạng của người con gái tài sắc bỗng biến thành gái lầu xanh bạt nhược rẻ tiền.
Bồn câu thơ đầu như mở ra trước mắt ta cảnh tượng chớ trêu của Kiều trong chốn thanh lâu đầy nhục nhã ấy:
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. ”
Chỉ qua có bốn câu thơ thôi mà hình ảnh một thanh lâu hiện lên với những nét ăn chơi. “Biết bao” như thể hiện được số nhiều của cuộc chơi kia, không biết bao nhiêu là ong bướm lả lơi. Ở đây Kiều được chứng kiến những cảnh tượng lả lơi của những cô gái cùng với những khách phong lưu kia. Những trận say những trận cười đùa hiện lên qua ngày qua tháng. Nó diễn ra thường ngày cả tháng cả năm đều như thế. Và nàng cũng đã trở thành một cô gái lầu xanh nhưng bản thân nàng không thể chấp nhận được cuộc sống nơi đây. Những đôi trai gái vẫn cứ dập dìu đưa nhau. Bằng điển cố điển tích Tống Ngọc Trường Khanh, nhà thơ đã thể hiện được tâm trạng của Kiều khi gặp những khách làng chơi nổi tiếng là phong lưu. Nàng phải tiếp những con người phong lưu ấy. Có thể nói tất cả những hình ảnh ấy đã nói lên cuộc sống xô bồ nhơ nhớp và sự bẽ bàng của người con gái nơi đây. Và phải chăng nàng Kiều của chúng ta đang buồn tủi bẽ bàng?.
Trước cuộc sống ấy Kiều thể hiện tâm trạng nỗi niềm của bản thân mình qua những câu thơ tiếp theo:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Kiều thể hiện tâm trạng của mình khi tỉnh rượu thì giật mình mà thương chính mình đến xót xa. Con người tài sắc ấy không bao giờ nghĩ mình lại rơi vào tình cảnh như thế càng không nghĩ mình lại phải tiếp những khách làng chơi kia. Chính vì thế mà nàng cảm thấy giật mình trước cảnh tượng say của mình. Nàng tỉnh vào cái lúc mọi người đều đã đắm chìm vào trong giấc ngủ, tỉnh dậy với một người nằm bên vô cùng xa lạ, với thân hình tả tơi không chiêm y của mình mà thấy giật mình đau đớn xót xa. Cái khoảnh khắc tàn canh ấy cũng là một tất cả những tâm sự của người con gái được bộc lộ, không gian yên ắng như một cái hố đen không đáy để cho người phụ nữ ấy nói hết lòng mình chôn vùi xuống cái hố đen ấy. Nhịp thơ 3/3 và 2/2/2/2 như thể hiện được cái giật mình cái xót xa của nàng Kiều. Có lẽ khi đọc hai câu thơ này lên không ai khỏi xót xa mà rơi lệ nghẹn ngào thay cho số phận của nàng Kiều.
Tiếp đến những câu thơ sau nỗi đau của kiều được hiện lên rõ rệt hơn. Nỗi đau ấy như thành hình thành khối chất chứa trong lòng người con gái xinh đẹp:
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
Nàng nhớ đến ngày xưa và lại trở về với cái thực tại bây giờ. Ngày xưa càng đẹp bao nhiêu thì ngày nay lại tàn tạ thê lương bấy nhiêu. Cuộc sống ngày xưa của nàng là một cuộc sống phong gấm che chắn êm đềm mà chính chuyên vậy mà giờ đây lại tan tác như hoa giữa đường. Hình ảnh hoa giữa đường ấy như thể hiện cho số phận người con gái như bông hoa đẹp thế mà lại bị người đời giày xéo đến tan tác giữa đường đời. Mặt dày dặn biết bao nhiêu sương gió, thân kia đến bản thân nàng cũng chán chính mình nữa. Nỗi đau ấy làm cho vơi với một người con gái chính chuyên như thế. Khuôn mặt của nàng bây giờ chỉ có một sắc thái trơ lì trước tất cả. Cảm xúc tình yêu đời dường như mất hết. Chẳng khác nào một địa ngục trần gian chôn vùi người con gái đẹp.
Sự ngậm ngùi được thể hiện trong tâm trạng của Kiều trong những câu thơ tiếp theo:
“Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu. ”
Mặc cho người ta vui thú dục vọng còn bản thân Kiều chẳng thấy hạnh phúc sung sướng gì, nàng chỉ thấy nhục nhã cho tấm thân của mình mà thôi. Và bức tranh kia có đủ cả phong, hoa, tuyết, nguyệt thế nhưng nàng chẳng cảm thấy vui, chẳng thấy xuân ở đâu cả. trong lòng nàng chỉ có một tâm trạng đó chính là tủi nhục đau đớn bẽ bàng.
Và khi nàng có vui thì cũng chỉ là cái vui gượng mà thôi. Trong chốn lầu xanh ấy không gian cũng đẹp, phong hoa tuyết nguyệt thế nhưng cũng không thể khiến cho lòng nàng vui lên được:
“Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Hỏi người tri âm có mặn mà với ai được. Từ “ai” hiện lên nghe thật chua xót biết bao nhiêu, ai chẳng biết là ai nàng làm sao tìm được tri âm trong chốn lầu xanh phong lưu ấy. Nàng cảm thấy như tuyệt vọng.
Và kết thúc cho sự thương xót bản thân nàng Kiều nhà thơ Nguyễn Du kết thúc bằng hai câu thơ lắng đọng:
“cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Cảnh kia như đeo sầu của nàng Kiều. Bởi khi con người buồn thì cái nhìn cảnh vật cũng rất buồn. Hai câu thơ ấy vừa kết thúc đoạn trích lại vừa mang đến cho ta những cảm xúc rất thật của nàng Kiều và của nhà thơ Nguyễn Du nữa.
Đoạn trích thể hiện được nỗi niềm xót xa của người con gái hồng nhan bạc mệnh. Người con gái ấy tưởng rằng có một cuộc sống yên lành hạnh phúc thế mà lại bị xã hội phong kiến kia vùi dập giữa đường đời. Không những thế mà chúng ta còn thấy được sự đồng cảm thương xót của nhà thơ với người con gái ấy qua đoạn trích này.