Phân tích cái thiện và ác trong truyện Tấm Cám
Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích cái thiện và ác trong truyện cổ tích Tấm Cám. Truyện cổ tích là những câu chuyện cổ mang tính chất kì ảo và thường kết thúc có hậu. Chính vì thế mà người ở hiền thì có kết thúc tốt người ác thì sẽ phải chịu sự trừng phạt. Đằng sau những yếu tố kì ảo cùng những ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích cái thiện và ác trong truyện cổ tích Tấm Cám. Truyện cổ tích là những câu chuyện cổ mang tính chất kì ảo và thường kết thúc có hậu. Chính vì thế mà người ở hiền thì có kết thúc tốt người ác thì sẽ phải chịu sự trừng phạt. Đằng sau những yếu tố kì ảo cùng những cái thiện và cái ác cần phải học và cần phải tránh. Tiêu biểu trong những truyện cổ tích hay nhất nước ta phải kể đến truyện cổ tích Tấm Cám. Qua đó ta thấy được những cái ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích cái thiện và ác trong truyện cổ tích Tấm Cám.
Truyện cổ tích là những câu chuyện cổ mang tính chất kì ảo và thường kết thúc có hậu. Chính vì thế mà người ở hiền thì có kết thúc tốt người ác thì sẽ phải chịu sự trừng phạt. Đằng sau những yếu tố kì ảo cùng những cái thiện và cái ác cần phải học và cần phải tránh. Tiêu biểu trong những truyện cổ tích hay nhất nước ta phải kể đến truyện cổ tích Tấm Cám. Qua đó ta thấy được những cái thiện và những cái ác trong đó.
Trước hết là cái thiện. Cái thiện là những cái hiền làn, tốt ở trên cuộc sống này hay thiện là đẹp, tốt, là sự đánh giá đạo đức phù hợp với xã hội, lịch sử và giai cấp. Cô Tấm là đại diện cho cái thiện ấy mà biểu hiện của nó được thể hiện qua những phẩm chất cũng như cuộc đời của cô.
Đầu tiên là phẩm chất thì Tấm là một cô gái hiếu thảo với bố mẹ, ngoan ngoãn và rất lễ phép. Không những thế thì Tấm còn là một người chị luôn biết nhường nhịn em. Nói tóm lại thì tâm hồn cô trong sáng và lương thiện vô cùng. Khi bố cô còn sống bố cô lấy vợ hai cô cũng không hề ý kiến gì. Kể cả khi cô bị hắt hủi cô cũng không lấy làm khổ sở gì. Trái tim cô chỉ biết nghĩ đến những điều thiện những cái hay mà thôi chứ không thể nào chứa trong đầu những cái đen tối và ác độc được. Mẹ ghẻ em gái đều đối sử với cô không ra gì thế nhưng không bao giờ cô tỏ ra ghét họ căm thù họ cả. Cô sống cam chịu và dường như cô không nghĩ người mẹ ghẻ cũng như em Cám là muốn có ý hại mình. Lòng cô lương thiện là thế, cô không oán trách không ganh tị với em. Ở cô ta thấy cả một sự hiền lành đến mức nghĩ xấu về người khác cô cũng không nghĩ chứ đừng nói đến việc cô làm hại ai. Như vậy có thể nói những đức tính của cô chính là cái thiện. Đặc biệt khi bi đối xử như thế cô không được đi chơi hội may mà có bụt giúp đỡ cho nên Tấm đã được đi và trở thành hoàng hậu. Thế nhưng ngay cả khi trở thành một người quyền quý giàu sang Tấm vẫn không quên đến ngôi nhà của mình. Nàng vẫn về ngày giỗ bố và còn đưa Cám vào trong cung nữa. Có thể nói cô là hội tụ tất cả những cái tốt cái đẹp.
Còn cuộc đời của cô được nhìn bằng con mắt kì ảo. Cô chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Và qua những lần ấy thì cô càng nhận thức được những việc làm độc ác kia. lần một cô bị mụ gì ghẻ chặt cay cau khiến cô ngã mà chết, rồi cô biến thành chim vàng anh thì mẹ con Cám lại giết chim. Biến thành chim rồi Tấm lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, cây thị quả thị. Như vậy có thể thấy sức sống của Tấm làm cho mụ gì ghẻ phải bất lực. Đồng thời đó chính là sức sống của cái thiện trong cuộc sống. Hành trình của cái thiên tuy gian nan, con người thiện thường hay phải chịu những uất ức ban đầu nhưng cuối cùng vẫn nhận được những kết cục tốt đẹp. Cái thiện luôn bất diệt giống như sức sống của Tấm vậy qua nhiều gian nan mà vẫn cứ trường tồn mãi mãi.
Còn cái ác thì sao?. Cái ác là Ác là độc ác, xấu, hại; là sự đánh giá đạo đức ngược với xã hội, lịch sử và giai cấp. Và trong truyện thì mẹ con Cám là đại diện cho cái ác. Mẹ con Cám đã làm những việc xấu đối với Tấm. Khi Tấm còn ở nhà thì mẹ con Cám lừa dối hắt hủi bắt Tấm làm tất cả những việc trong nhà. Nào là trăn châu, cắt cỏ, nào là làm tất cả những việc trong nhà. Không những thế mụ gì ghẻ còn hắt hủi đay nghiệt Tấm nữa. Khi nói sẽ tặng cho ai bắt được nhiều tôm tép thì Cám ham chơi sau đó lừa dối Tấm để đoạt hết những phần lao động của Tấm. Rồi chúng còn độc ác hơn khi không muốn Tấm có cơ hội đi chơi hội nên đã tìm cách làm khó Tấm. Ngay cả khi Tấm được vào cung thì lòng ghen ghét đố kị của chúng không thể nào ngưng. Chúng năm lần bảy lượt giết hại Tấm.
Thế rồi cuộc đời của mẹ con Cám cũng như hành trình của cái ác ra sao?. Mẹ con Cám sau nhiều lần hại Tấm và cuối cùng cũng nhận lại cái chết đau đớn. Đó là bỏng nước nóng mà chết. Vì không thể trắng như Tấm cho nên Cám đã nghe lời xúi bậy của người khác mà dội nước nóng vào người. Có thể nói rằng cái ác không bao giờ tồn tại được lâu và thường bị hủy diệt. Cái ác ấy ban đầu rất đắc thắng có thể thống trị những người khác song thì cái kết cục sẽ không bao giờ thoát khỏi cái chết. Hành trình cái ác rất ngắn ngủi.
Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng cái thiện và cái ác của câu chuyện cổ tích Tấm Cám được thể hiện ngay ở những nhân vật trong truyện. Đồng thời ta thấy được ý nghĩa của câu chuyện rằng cái thiên luôn luôn trường tồn mãi mãi mà bất cứ một sự độc ác nào cũng không thể giết chết sức sống đó được. Cái ác kia thì sẽ bị hủy diệt mà thôi.