24/05/2017, 14:04

Phân tích tính chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phan tich chat lang man trong chuyen ngan Hai dua tre – Đề bài: Anh chị hãy Phân tích tính chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Một tác phẩm truyện thì cần có một cốt truyện nhất định để từ đó người đọc thấy được những tư tưởng tình cảm mà nhà văn muốn truyền đạt thế ...

Phan tich chat lang man trong chuyen ngan Hai dua tre – Đề bài: Anh chị hãy Phân tích tính chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Một tác phẩm truyện thì cần có một cốt truyện nhất định để từ đó người đọc thấy được những tư tưởng tình cảm mà nhà văn muốn truyền đạt thế nhưng riêng Thạch Lam thì ông vượt qua giới hạn ấy để làm nên tác phẩm hai đứa trẻ giống như một bài thơ đượm buồn. Truyện ngắn Thạch Lam không có cốt truyện thế nhưng nó vẫn ...

– Đề bài: Anh chị hãy .

Một tác phẩm truyện thì cần có một cốt truyện nhất định để từ đó người đọc thấy được những tư tưởng tình cảm mà nhà văn muốn truyền đạt thế nhưng riêng Thạch Lam thì ông vượt qua giới hạn ấy để làm nên tác phẩm hai đứa trẻ giống như một bài thơ đượm buồn. Truyện ngắn Thạch Lam không có cốt truyện thế nhưng nó vẫn hấp dẫn người đọc. Không những giá trị hiện thực sâu sắc mà ở đây chúng ta còn thấy lấp lánh những giá trị lãng mạn.

Cơ sở của chất lãng mạn trong hai đứa trẻ là có từ văn phong của Thạch lam. Ông tham gia tự lực văn đoàn cùng hai anh của mình là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Chính vì thế mà văn phong Thạch Lam cũng bị ảnh hưởng bởi tính lãng mạn trong văn của tự lực văn đoàn. Hai người anh của ông chủ trương theo lãng mạn mà những tác phẩm tiêu biểu như hồn bướm mơ tiên. Có lẽ thế trong tác phẩm của mình Thạch Lam cũng ít nhiều thể hiện những cảm hứng lãng mạn trong đó. Có thể nói nhà văn Thạch Lam nói hiện thực những cũng lại có những yếu tố lãng mạn dựa trên những hiện thực ấy. Và phải chăng điều đó chính là để khắc phục mặt hạn chế của văn học phê phán?. Nó mang lại những màu sắc mới cho giá trị hiện thực. Phố huyện nghèo kia tuy nghèo khổ nhưng nó vẫn hiện lên như một bức họa đồng quê, tuy buồn nhưng mà đẹp.

chat lang mạn trong hai dua tre thach lam

Chất lãng mạn trong Hai đứa trẻ thể hiện rõ nhất trong bút pháp miêu tả thiên nhiên phố huyện và những tâm trạng của cô gái đáng ra vẫn còn rất vô tư như Liên. Bức tranh phố huyện đi liền với những tâm trạng của cô gái suy tư ấy.

Trước hết chất lãng mạn thể hiện rõ trong bức tranh phố huyện khi chiều xuống và tâm trạng của Liên cũng hiện lên thật rất rõ. Cảnh phố huyện được nhà văn Thạch Lam vẽ lên với những màu sắc và âm thanh rõ rệt thể hiện sự tàn tạ của buổi chiều đã đến tất cả từ hình ảnh cho đến đường nét đều thể hiện sự lụi tàn đó.

Màu sắc đường nét của bức tranh chiều xuống được thể hiện trong những màu sắc của những ánh hoàng hôn trên phố huyện. Hoàng hôn ấy không được vẽ lên bởi ánh mặt trời như trong thơ ca thường hay nói. Ở đây Thạch Lam đã vẽ lên những áng mây màu hồng như những ánh than sắp tàn. Màu hồng ấy phải chăng chính là sự thơ mộng trong văn Thạch Lam, khiến cho nó êm dịu ngọt ngào hơn. Trên cái nền trời với những áng mây như hòn than sắp tàn ấy chúng ta lại thấy đường nét của những dãy tre làng in hình trên cái nền trời ấy. Phương Tây với những hình ảnh ấy hiện lên thật sự báo hiệu một ngày tàn đã đến. Hình ảnh ấy báo hiệu một ngày tàn rơi rụng sắp đến. Mọi hình ảnh đường nét hay sự vận động của nó đều hướng đến một khoảnh khắc khi ánh nắng tắt xuống nhường không gian cho bóng đêm chuẩn bị buông xuống.

Bức tranh ấy không chỉ có màu sắc đường nét âm thanh mà còn có những âm thanh trên không gian phố huyện. Âm thanh ấy chính là những tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nghèo “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Đó còn là âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài cánh đồng rồi lại là những âm thanh của tiếng muỗi vo ve trong gian hàng nhà Liên. Những âm thanh ấy rời rạc thể hiện sự buồn bã của một buổi chiều tàn.
Có thể nói qua tất cả những màu sắc, đường nét, âm thanh của những tiếng ếch nhái kêu ran ngoài cánh đồng thì chúng ta thấy được một bức họa đồng quê do chính tay người nghệ sĩ tài hoa Thạch lam vẽ nên. Bức họa ấy tuy đẹp nhưng lại đượm buồn và chính vì thế mà Liên một cô gái tưởng rằng vô tư nhưng trước những diễn biến của cuộc sống nghèo khổ khiến cho cô lớn trước tuổi. Có thể nói trước giờ khắc ngày tàn Liên thấy lòng mình buồn man mác. Đó chính là những cái tâm tư tình cảm của một cô gái trước giờ khắc ngày tàn. Phải chăng cô cũng đang cảm nhận được nhịp sống tù đọng ở đây, hay đây chính là những nét lãng mạn mà nhà văn đã kì công gây dựng ?.

Không những thế chất lãng mạn trong hai đứa trẻ lại được thể hiện trong những hình ảnh của một phiên chợ tàn. Đó là sư lãng mạn thi vị đượm buồn, trên cái nền chợ tàn với những rác rưởi ấy những âm thanh náo nhiệt ban ngày mất đi thay vào đó là sự im ắng đến lạ kỳ. trên cái nền ấy hình ảnh những cậu bé nghèo lom khom nhặt những cái có thể còn dùng được của buổi chợ mà khiến cho lòng Liên thương xót chúng. Thật ra thì Liên cũng đâu có kém gi họ vì thế cho nên Liên cũng không thể giúp được những đứa trẻ ấy.

Cảnh ban đêm hiện lên thật sự đen tối, với những hình ảnh lãng mạn hiện thực đói nghèo cứ thế hiện lên êm ả biết nhường nào, nghèo khổ thật đấy nhưng người ta biết sống có tình người với nhau và vẫn mong chờ vào một ngày mai tươi sáng. Trong cái bức tranh đêm tối ấy những chi tiết ánh sáng được nhà văn Thạch Lam nhắc đến nhiều nhất nhưng đó chỉ là những khe sáng những hột sáng, ánh sáng của những ngôi sao. Có thể nói rằng nói thế nhà văn nhằm thể hiện bóng tối của nơi đây. Ánh sáng tuy được nhắc đến nhiều như thế nhưng lại không thể thấy được sự tươi sáng sủa trong khu phố mà chỉ toàn thấy những hình ảnh của ban đêm “tối hết cả”. Chính bởi lẽ đó mà ban đêm bắt đầu ập xuống với cái màn đêm tưởng chừng như không đáy đó “Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Hay là hình ảnh của bầu trời với “hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh”.

Trên cái nền ấy những hình của những con người với những ngành nghề khác nhau nhưng lại sống một cuộc đời nghèo khổ giống nhau. Và Liên một cô gái nhỏ tuổi cũng như nhận ra những nỗi vất vả của những con người nơi đây. Nào là chị Tý, gia đình bác Sẩm, bác Siêu và bà cụ Thi điên. Tất cả những con người ấy khiến cho chúng ta như thấy được những cuộc sống của con người trong phố huyện. Họ đại diện cho những con người nơi đây. Họ có thể đổi nghề cho nhau chứ không thể đổi phận cho nhau được. Thế nhưng tất cả những con người ấy vẫn cứ lầm lũi trong bóng tối để mong một điều gì đó tươi sáng hơn đến với cuộc sống của họ. Đó chính là nét lãng mạn trong cái hiện thực tâm tối ấy.

Và đặc biệt là khi đoàn tàu đêm đến, đối với mỗi người ở phố huyện thì mong ước của họ khác nhau, có người mong bán thêm chút gì đó để trang trải cho cuộc sống nhưng đối với chị em Liên thì đó chỉ là một món quà tinh thần để Liên nhớ lại những lại những kỉ niệm những ngày còn trên Hà Nội. Sự lãng mạn thể hiện khi chính An mặc dù đã buồn ngủ díu cả mắt nhưng vẫn cố thức để đợi tàu đến. Sự sang trọng sáng lấp lánh của tàu và vẻ đẹp tâm hồn của những con người nơi đây đặc biệt là hai chị em Liên đã thể hiện được sự lãng mạn mà Thạch Lam muốn nói đến.

Qua đây ta thấy Hai đứa trẻ giống như một bài thơ đượm buồn, bởi vì sao, vì qua những chất lãng mạn trong truyện mà ta thấy câu chuyện lại giống như một bào thơ với nhịp điệu êm ả, dịu dàng, những hình ảnh mang màu sắc của thơ. Đồng thời qua đây nhà văn đã mang đến một hiện thực nghèo khổ bần cùng nhưng vẫn thi vị bởi những chất lãng mạn của vẻ đẹp tâm hồn con người nơi đây. Họ luôn mong chờ một tương lai tươi sáng hơn.

0