24/05/2017, 11:54

Cảm nghĩ về nhân vật trong văn học nhân gian

Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời. Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn ...

Sau khi học xong các tác phẩm dân gian, em cứ bồi hồi suy nghĩ về nhân vật con cò trong bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm, một con cò đảm đang, giữ vững phẩm chất trong sạch cho đến phút chót cuộc đời.

Mở đầu bài ca dao, đã thấy ngay hình ảnh bi đát của con cò, vì “đi ăn đêm, đậu phải cành mềm” nên đã bị “lộn cổ xuống ao”. Vì sao cò lại đi ăn đêm? Phải chăng cò có cả một đàn con nheo nhóc chờ mồi ở tổ há miệng đòi ăn? Phải chăng cò bố không còn nữa, đã trút cả gánh nặng nuôi con lên đôi vai gầy yếu của cò mẹ, nên nó lam lũ đêm hôm? Chắc hăn là thế. Tôi hình dung cò mẹ đã lặn lội vất vả suốt từ sớm mai đến chiều muộn vẫn không đủ ăn cho cả lũ cò con. Thấy con tranh nhau há mỏ gào ăn, cò mẹ không thể đành lòng; quá thương con nên lại gượng cất cánh ra đi. Nhưng sức cò có hạn, cò đã cả ngày kiếm ăn kiệt lực, mắt hoa, đầu váng, chân run đứng không vững nữa. Hình ảnh “lộn cổ” cho ta thấy cò đã chồn chân, mất sức đến mức nào! Và lúc này, cò đang mấp mé giữa cái sống với cái chết. Cò nghĩ ngợi gì, chọn lưa con đường nào đây? Mấy câu sau là lời kêu cứu thảm thiết của cò. ... Ong vớt tôi nao!” cò đã chọn con đường sống. Cuộc sống của cò quá cơ cực, nhưng cò vẫn thiết tha muốn sống. Điều đó dễ hiểu: cò rất thương con, cò có trách nhiệm làm mẹ. Cò đã kêu cứu: ông chài, ông câu hay ông qua đường nào dó ơi, hãy “vớt tôi nao!”, tiếng “nao” cho thấy giọng kêu đã đuối hơi, cạn sức lắm rồi.

Trong cái hoàn cảnh bi đát ấy, lúc cái chết kề bên, đã sáng ngời lên triết lí sống cao cả của người lao động Việt Nam xưa, thông qua lời trăng trối của cò:

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Mặc dù cò đi ăn đêm, nhưng là đi kiếm ăn cho con, chứ không làm gì gian tham vụng trộm. Nó đã sống trong bần hàn nhưng không hề nhơ nhuốc. Vì thể, nó không thể để con phải hổ thẹn thấy mẹ chết trong dơ dáy. Thật thanh cao, tự trọng biết bao!

Hình ảnh con cò trong bài ca dao chính là hình ảnh đại diện chc nhân dân ta, thật thà, chịu khó và đặc biệt là có phẩm chất cao quý “đói cho sạch, rách cho thơm”. Và con cò cũng là hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, dôn hậu, yêu chồng thương con ở xã hội ta những thuở nào.

Nguồn:
0