Cảm xúc trng bài thơ Nhật Kí Trong Tù của Hồ Chí Minh
Đề: Bài thơ đi đường trong tập thơ nhật kí trong tù của Hổ Chí Minh đã đọng lại trong tâm hổn em những suy nghĩ và cảm xúc gì? Đi đường là một hoạt động thường xuyên của bất kì một con người bình thường nào trên thế gian này. Nhưng đối với các nhà thơ, nhà văn lớn, các bậc hiền triết ...
Đề: Bài thơ đi đường trong tập thơ nhật kí trong tù của Hổ Chí Minh đã đọng lại trong tâm hổn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
Đi đường là một hoạt động thường xuyên của bất kì một con người bình thường nào trên thế gian này. Nhưng đối với các nhà thơ, nhà văn lớn, các bậc hiền triết vĩ nhân, đi đường còn là cơ hội để tìm ra những chân lí, đạo lí lớn của cuộc đời. Năm 744, lí bạch (701 - 762), một nhà thơ lãng mạn cố điển trung hoa thời đường, quyết không chịu “khom lưng cúi mày phụng sự bọn quyền quý” đã di trên con đường trắc trỏ' khó khăn ngay sau khi rời khỏi cung đình và trước lúc rời khỏi kinh đô trường an mà vẫn tràn đầy khí phách, hoài bão lớn lao. Còn năm 1942 - 1943, Hồ Chí Minh đi đường trong cảnh “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích, có sáu người lính mang súng giải đi (...) Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua sông...” Nhưng vẫn ung dung đề thơ:
Tẩu lộ
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san. Trùng san đăng đáo cao phong hậu, vạn lí dư đồ cô' miên gian.
(nhật kí trong tù)
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác.
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót, thì muôn dặm nước non thu cả vào tẩm mắt.
Dịch thơ:
Đi đường
Đi đường mới biết gian lao núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lèn đến tận cùng thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(nam trân dịch)
Bài thơ trên được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, được nam trân dịch sang thể thơ lục bát. Vì vậy, khi tìm hiểu bài thơ, chúng ta cần đối chiếu cả ba bản: phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
Câu khai đã bắt đầu bài thơ:
“tẩu lộ tài trì tẩu lộ nan”
(có đi đường mới biết đường đi khó)
Lời thơ như một lời nói, lời nhận xét thật giản dị. Nhưng không phải tự nhiên Hồ Chí Minh thốt lên như thế. Hồ Chí Minh có cùng ý nghĩ với nhà thơ lí bạch cách đây khoảng 1200 năm:
“đường đi khó! Đường đi khó!
Nay ở đâu! Đường bao ngả!”
(đường đi khó)
Cái khó của từng con đường đã là một thách thức lớn. Cái khó của việc chọn con đường còn khó hơn nữa. Đường có biết bao nhiêu ngả nhưng mình ở đâu, mình chọn ngả nào bây giờ. Đó mới là cái khó hàng đầu.
Ngoài những cái khó như lí bạch, Hồ Chí Minh còn gặp cái khó khác khi đi đường: “mỗi buổi sáng, gà gáy đều, người ta giải cụ hồ đi. Mỗi buổi chiều khi chim về tổ, người ta dừng lại trong một địa phương nào đó, giam cụ vào trong xà lim trên một đống rạ bẩn, không cởi trói cho cụ ngủ”. Cụ hồ tiếp tục đi, bị trói và bị xích như thế trong hơn 80 ngày. Cụ đã trải qua gần 30 nhà tù xã và huyện, cuối cùng cụ đến quế lâm. Từ quế lâm người ta giải cụ đi liễu châu, giam trong nhà giam quân sự. (theo trần dân tiên - những mẩu chuyện về đời hoạt động của hồ chủ tịch). Có thể nói rằng, câu khai còn là một vấn đề chân lí được Hồ Chí Minh rút ra trong thực tế “đi đường”, nằm ngoài tầng nghĩa đen: đi đường.
Câu thừa nối tiếp mạch chảy của bài thơ và nâng cao, phát triển ý của câu khai:
“trùng san chi ngoại liựu trùng san”.
(hết lớp núi này, lại kế tiếp lớp núi khác)
Phép điệp trùng san (lớp núi) đã miêu tả nỗi vất vả hiểm nguy của việc đi đường càng lúc càng chồng chất. Ớ câu thừa này, bản dịch thơ: “núi cao rồi lại núi cao trập trùng” chưa thể hiện đúng ý nghĩa của nguyên tác: “lớp núi” chứ không phải “núi cao”. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng người chiến sĩ cách mạng kiên cường ấy không hề thốt lên một lời than vãn nào. Trái lại phép điệp “trùng san” đã làm tăng thêm sức mạnh, sức bật cho bài thơ.
Câu chuyển:
“trùng san đăng đáo cao phong hậu”.
(khi đã vượt các lớp núi lèn đến đỉnh cao chót vót) đã làm cho bài thơ thêm dạt dào xúc cảm, đồng thời thể hiện một ý chí bền bỉ không hề khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn. Ý thơ này gợi cho chúng ta nhớ đến câu nói bất hủ của disraeli: “con người không phải là vật sáng tạo của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự sáng tạo của con người”.
Vì Hồ Chí Minh là bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng” nên bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào người cũng vượt qua:
“vạn lí dư đồ cố miên gian”
(thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt)
Sau một chặng đường dài mòn mỏi cả đôi chân, người đã về đến đích. Một bức tranh thiên nhiên mênh mông, tươi đẹp chốn núi non bát ngát, hùng vĩ được thu gọn trong tầm mắt người, ở câu hợp này, thiên nhiên lớn lao hay tâm hồn bác lớn lao? Chính ý chí, nghị lực và lí tưởng cao vời của người đã làm rung động hàng chục triệu con tim. Bởi vậy khi viết “lời tựa” bản dịch nhật kí trong tù ra tiếng tây ban nha, félix pita rodriguez đã hết lời khen ngợi: “đi vào nhật kí trong tù, cái toà nhà bằng ngôn ngữ vững chắc và đẹp, người ta có cảm giác mỗi bước đi đểu chạm vào gốc rễ sâu xa của một trong những con người kì diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại, những con người qua cuộc đời mình đã dạy cho mọi người hiểu ràng đối với con người, không có đỉnh cao nào là không thể đạt tới”.
Có thể nói rằng, bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh có hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Tầng nghĩa tường minh như nguyên văn bài thơ. Tầng nghĩa hàm ẩn chất chứa sau câu chữcủa bài thơ, muốn nói đến con đường cách mạng gian khổ, lắm chông gai và lực cản. Do đó, con người cần phải bền lòng, vững chí, cần lao chiến thắng bản thân để tiến tới thành công.
Tóm lại, bài thơ đi đường được bác viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chỉ vỏn vẹn có 28 chữ nhưng ý nghĩa triết lí, ý nghĩa nhân sinh của bài thơ toát lên rất sâu xa. Mặt khác, qua bài thơ, chúng ta còn thấy được “một hình mẫu cao đẹp của con người mới trong thời đại mới,... Một tấm gương tuyệt vời về người cộng sản”