Cảm nghĩ về bài thơ tức cảnh pắc bó của Hồ Chí Minh
Đề: bài thơ tức cảnh pắc bó của Hồ Chí Minh đã đọng lại trong tâm hổn em những suy nghĩ và cảm xúc gì? “ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt, Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về im lặng con chim hót, Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.” Nhà thơ Tố ...
Đề: bài thơ tức cảnh pắc bó của Hồ Chí Minh đã đọng lại trong tâm hổn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
“ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt,
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
Bác về im lặng con chim hót,
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.”
Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp chào đón bác Hồ trở về tổ quốc lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba nơi hải ngoại để tìm đường cứu nước. Khi dặt chân đến mảnh đất thân yêu của tổ quốc ở biên giới việt - trung tại cao bằng, bác cầm một nắm đất lên hôn. Và hang pắc bó thuộc xãtrường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng vô cùng vui mừng như hoa mơ khoe sắc, như bờ lau nhảy múa khi được bác chọn làm nơi ở trong thời gian đầu. Những chuỗi ngày ở nơi đây, bác sáng tác nhiều thơ, trong đó có bài tức cảnh pắc bó viết theo thể tứ tuyệt, vừa cô đọng vừa đặc sắc:
“sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẩn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong quyển sách từ pắc bó đến tân trào và trong từ nhân dân mà ra, nhà xuất bản quân đội nhân dân, 1964, đại tướng võ nguyên giáp có viết: “nơi ờ đầu tiền của bác Hồ tại pắc bó tuy ẩm lạnh nhưng vẫn là nơi ở tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và rất sâu trong rừng, bền ngoài chỉ lấp ít cành lau. Nhưng khi trời mưa to rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh người (...). Sức khoể của bác có phần giảm sút, bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn củng rất thiếu (...). Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trển khu đồng bào mán trắng, gạo củng không có, bác củng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ớ bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi củng thấy bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng, hiểu bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được”.
Những lời kể trên đây của đại tướng võ nguyên giáp đã giúp chúng ta hiểu thêm về pắc bó, về bác Hồ. Hoàn cảnh sống và làm việc của người là thế nhưng cả bài thơ tức cảnh pắc bó không có câu thơ nào nói đến sự gian khổ, thiếu thốn.
Câu khai, bác viết:
“sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
Lời thơ rất sảng khoái, nhẹ nhang, thanh thoát. Phép đối ngữ tương phản: sáng / tối, ra / vào, bờ suối / hang đã làm bật lên thú lâm tuyền thơ mộng. Cách ngắt nhịp 4/3, cùng với ý thơ thể hiện nếp sống lành mạnh, điều độ của người chiến sĩ cách mạng.
Ơ câu thừa, bác dí dỏm:
“cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”.
Câu thơ này có hai cách hiểu: ở đây cháo bẹ, rau măng bao giờ cũng có sẵn hoặc tuy sống kham khổ nhưng tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng. Một số nhà nghiên cứu văn học cho rằng, hiểu theo cách thứ nhất thích hợp hơn. Bởi lẽ, cả bài thơ, giọng điệu của bác rất vui tươi, giản dị. Phong cách này thường gặp trong thơ bác, đặc biệt là những bài thơ viết ở chiến khu việt bắc. Bài cảnh rừng việt bắc là một điển hình về giọng điệu phóng túng “tha hồ dạo”, “mặc sức say”:
“cảnh rừng việt bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày khách đến thì mời ngô nếp hương săn về thường chén thịt rừng quay non xanh nước biếc tha hồ dạo rượu ngọt chè tươi mặc sức say kháng chiến thành công ta trở lại trăng xưa hạc củ với xuân này”.
Còn nếu chúng ta hiểu câu thừa theo cách thứ hai sẽ làm giảm đi sự thoải mái của bài thơ nhiều lắm và câu thơ trở nên kiểu cách, gò bó hơn, “không tương xứng với tầm cỡ tư tưởng của bác Hồ vĩ đại”. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào, câu thừa vẫn toát lên tinh thần lạc quan, ung dung, vượt khó một cách nhẹ nhàng của bác.
Nhưng cơ sở nào cho chúng ta biết bác Hồ rất say sưa thú lâm tuyền? Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các nhà báo vào tháng 1 - 1946 sở thích cao quý này: “cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai củng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riềng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cả, trồng rau, sớm chiểu làm bạn với các cụ già hái củi, trể em chăn trâu, không dính líu đến vòng danh lợi”.
Chính vì “nâng niu tất cả chỉ quên mình” nên bác chưa kịp thực hiện “riềng phần tôi” cho bản thân bác.
Có thể khẳng định rằng, bác Hồ có cùng ý thích với các đại thi hào đời đường, đời tông, các bậc hiền triết thời xưa, không màng chức trọng quyền cao như: âu dương tu (1007 - 1072), tô thức (1037 - 1101), lục du (1125 - 1210), tân khí tật (1140 - 1207). Chính vì còn “nợ nước”, không được như các bậc hiền triết thời xưa nên lúc nào báccũng không quên công cuộc cách mạng:
“băn đá chông chênh, dịch sử đảng”.
Đề hiểu câu chuyển này cũng như cả bài thơ, nhà thơ chế lan viên đã đi thực tế ở pắc bó và kể lại:
“tôi đã vế pắc bó, không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn”.
Như vậy thì đã rõ, cái “chông chênh” ỏ' đây chính là hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới khá “chông chênh”. Ngày 1 - 9 - 1939, đức tấn công ba lan, chính phủ anh, pháp buộc phải tuyên chiến với đức vì ba lan là nước đồng minh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ba lan rơi vào tay đức. Tháng 4 - 1940, đức tiến đánh đan mạch, na uy, sau đó tràn vào bỉ, hà lan, lúc-xăm-bua và pháp. Pháp kí với đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã: pháp bị tước vũ khí, hơn ba phần tư lãnh thổ pháp bị đức chiếm đóng và pháp phải nuôi toàn bộ quân đội đức chiếm đóng. Cuối năm 1940, đức chiếm lĩnh toàn bộ vùng đông và nam âu. Rạng sáng 22 - 6 - 1941, phát xít đức bất ngờ tấn công liên xô. Ơ mặt trận châu a thái bình dương, rạng sáng ngày 7 - 12 - 1941, nhật bản bất thình lình tấn công hạm đội mĩ ở cảng trân châu (quần đảo ha-oai). Mĩ chính thức nhảy vào vòng chiến. Trong vòng nửa năm, vùng đông nam á rơi vào tay nhật. Còn ở nước ta, nhân dân Việt Nam nằm dưới hai tầng áp bức nhật - pháp. Nạn đói bắt đầu hoành hành dữ dội. Chính vì vậy, bác Hồ nhanh chóng “dịch sử đảng” để tuyên truyền, vận động cách mạng. Nhìn chung, câu chuyển lời lẽ giản dị nhưng ý tứ rất sâu xa, phải vận dụng kiến thức sử học chúng ta mới có thể hiểu được.
Câu hợp làm toát lên tinh thần của cả bài thơ:
“cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Cuộc đời cách mạng có ai “dấn thân” vào mà vui sướng? Nhà thơ Tố Hữu đi làm cách mạng từ lúc mới 19 tuổi đã tâm sự:
“đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu dấn thân vô là phải chịu tù đày là gươm kể tận cổ, súng kề tai là thân sống chỉ coi còn một nửa”.
Ấy vậy mà, bác tự hào là “sang”. Ấy vậy mà bác không kêu than một lời nào. Chữ “sang” là con mắt của bài thơ, là sự kết tinh nghệ thuật tuyệt vời của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cái “sang” của người
Cách mạng đang và thực sự làm chủ, cái “sang” của một niềm tin mãnh liệt ở tương lai thật đáng trân trọng.
Tóm lại, tức cảnh pắc bó là bài thơ ngắn nhưng hàm súc, có sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và hiện đại. Bài thơ như một bản nhạc trữ tình da diết được bác hoà âm, phối khí bằng những nhạc cụ cổ điển. Còn lời ca bác viết bằng loại ngôn ngữ dân tộc vừa trong sáng, vứa mới mẻ. Dù con người nghệ sĩ tài hoa ấy đã kết thúc bổn đản nhưng những âm điệu du dương của nó vẫn còn ngân nga mãi với thời gian.