25/05/2017, 00:29

Cảm nghĩ về hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Đề bài: Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi văn mẫu 7. Con người ai mà chẳng có một tình yêu với mảnh đất mình sinh sống chẳng thế mà có nhà thơ đã từng nói Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn Cùng nặng lòng với mảnh đất ...

Đề bài: Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi văn mẫu 7. Con người ai mà chẳng có một tình yêu với mảnh đất mình sinh sống chẳng thế mà có nhà thơ đã từng nói Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn Cùng nặng lòng với mảnh đất mình sinh sống yêu thương và tự hào Minh Hương và Vũ Bằng đã viết nên hai thiên tùy bút Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi để ca ngợi vẻ đẹp của hai miền tổ quốc. Sài Gòn tôi yêu ...

Đề bài: Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi văn mẫu 7.

Con người ai mà chẳng có một tình yêu với mảnh đất mình sinh sống chẳng thế mà có nhà thơ đã từng nói Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Cùng nặng lòng với mảnh đất mình sinh sống yêu thương và tự hào Minh Hương và Vũ Bằng đã viết nên hai thiên tùy bút Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi để ca ngợi vẻ đẹp của hai miền tổ quốc. Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ,Sài Gòn tập 1- Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm

Sài Gòn xuất hiện với những nét trẻ trung : Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt miễn là cư dân đô thị ngày nay ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón, thận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Đó là một sự cảm nhận độc đáo hết sức tinh tế, nó so sánh ví von cái đô thị Sài Gòn như một sinh thể sống, làm cho ta dễ hình dung cái đô thị này như da thịt của người con gái dậy thì đang độ đôi mươi, như câu lúa non thì con gái đang độ uốn câu non xanh ngọc ngà.

Từ những câu nhận xét mang tầm khái quát về thành phố Sài Gòn tác giả đi vào bày tỏ tình cảm của mình với thành phố trên nhiều phương diện: tôi yêu Sài Gòn da diết…Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn những cây xanh che chở.

Điệp từ tôi yêu tôi yêu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần hẳn phải yêu thành phố này lắm tác giả mới có những quan sát tinh tế về nơi này đến vậy yêu từng cái nắng cái gió yêu đến cả những cái bất thường như hờ hững hờn giỗi của cô gái trẻ Sài Gòn. Cảm xúc trữ tình trong đoạn văn này dâng cao và mượt mà đó chính là cảm xúc xuất phát từ trái tim.
Yêu Sài Gòn yêu mảnh đất nơi đây tác giả yêu luôn cả những con người Sài Gòn. Mảnh đất Sài Gòn bao dung ôm ấp chở che cho biết bao nhiêu con người từ nơi khác đến. Họ mang theo tính cách vùng miền hòa nhập và làm thành một cộng đồng lớn. Đa phần cũng giống như cư dân lục tỉnh thì con người Sài Gòn họ rất chất phác thật thà không biết lừa lọc danh ma xảo kế. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái trang phục khỏe khoắn , cử chỉ dáng điệu yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình tươi tắn.

Không bao quát các mặt đời sống như Sài Gòn Vũ Bằng một người con xa xứ với sự thương nhớ khôn nguôi tới miền bắc quê mẹ đã vẽ nên bức tranh về mùa xuân Hà Nội và miền Bắc qua sự nhớ thương khôn nguôi. Mùa xuân của tôi cùng với Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội đã vẽ nên chân dung Hà Nội thanh lịch trầm tư và cổ kính thủ đô của nghìn năm văn hiến. Trong mùa xuân của tôi tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc và Hà Nội qua trái tim thổn thức của người con xa quê. Vũ Bằng như sống lại thời tuổi trẻ của quá khứ của mùa xuân Hà Nội đã xa: “Mùa xuân miền Bắc, mùa xuân của tôi, mùa xuân Hà Nội”. Câu nói như reo lên như nhảy múa như đang sống lại trong ông những kí ức. Có hiểu hết về cuộc đời Vũ Bằng có hiểu được nỗi khổ không thể trở lại miền bắc của ông thì mới hiểu vì sao VŨ Bằng lại hay viết về Hà Nội với tấm lòng da diết nhớ thương tới thế.

Hà Nội là nỗi khắc khoải vì công tác cách mạng phải hoạt động bí mật mà ông phải rời xa Hà Nội rời xa những kỉ niệm thân yêu quá. Dù xa nhưng nó vẫn luôn cháy âm ỉ sôi sục trong lòng ông. Điệp từ mùa xuân được nhắc lại tới 4 lần như sự ghi sâu hằn rõ trong trí nhớ tác giả.Mùa xuân Hà Nội với mưa riêu riêu gió lạnh, tiếng trống chèo vang vọng trong đêm thanh, Những câu hát tỏ tình của đôi trai gái từ xa vọng lại. Với giọng điệu thiết tha, dòng cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ tác giả giúp ta cảm nhận những điều kì diệu mùa xuân đem đến.

Phải yêu lắm thương lắm với hai mảnh đất hai tác giả mới vẽ nên được bức tranh sinh động về từng vùng miền như vậy. hai miền tuy ở hai cực khác nhau của tổ quốc tuy khác nhau về tập tục lối sống nhưng đều rất đẹp . Tuy khác nhau ở nhiều điểm nhưng hai thành phố đều được miêu tả qua những trái tim nồng nàn bỏng cháy tình yêu xứ sở. Hai tùy bút giúp ta cảm nhận tình yêu với quê hương đất nước mình, qua đó thấy tự hào về mảnh đất tổ quốc

Yêu quê hương yêu tổ quốc yêu đồng bào là điều hai tác giả muốn gửi gắm bởi vì Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người.

0