Cảm nghĩ của em về văn bản Cổng trường mở ra
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn Cổng trường mờ ra của Lí Lan Tác phẩm Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Trí Lan, tác phẩm nói về việc đi học của đứa con, nhưng cùng một sự việc lại có sự bất đồng trong cảm xúc của người mẹ và đứa con của mình. Nếu người ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn Cổng trường mờ ra của Lí Lan Tác phẩm Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Trí Lan, tác phẩm nói về việc đi học của đứa con, nhưng cùng một sự việc lại có sự bất đồng trong cảm xúc của người mẹ và đứa con của mình. Nếu người mẹ không thôi trăn trở, suy tư về ngày mai thì đứa con lại vô cùng hồn nhiên, ngây thơ. Trước việc đi học của mình, đứa trẻ chỉ háo hức như sự tò mò trước một điều gì đó mới lạ. ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn Cổng trường mờ ra của Lí Lan
Tác phẩm Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Trí Lan, tác phẩm nói về việc đi học của đứa con, nhưng cùng một sự việc lại có sự bất đồng trong cảm xúc của người mẹ và đứa con của mình. Nếu người mẹ không thôi trăn trở, suy tư về ngày mai thì đứa con lại vô cùng hồn nhiên, ngây thơ. Trước việc đi học của mình, đứa trẻ chỉ háo hức như sự tò mò trước một điều gì đó mới lạ. Tìm hiểu về tác phẩm Cổng trường mở ra ta không chỉ thấy được bức tranh tâm trạng chân thực, phong phú của người mẹ mà còn cảm động trước tình cảm của người mẹ ấy dành cho đứa con nhỏ bé của mình.
Tác phẩm là bức tranh tâm trạng của người mẹ khi có con chuẩn bị bước vào lớp một, những suy nghĩ đối lập của người mẹ và đứa con cũng mang lại nhiều ấn tượng thú vị cho người đọc, mặt khác, qua đó ta còn có thể nhận thức được những đặc trưng tính cách giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ, giữa người làm mẹ và đứa con của mình. Sự kiện đứa con đi học là một sự kiện lớn lao không chỉ đối với đứa trẻ mà đó là mối bận tâm của người mẹ.
Trước ngày khai giảng, mẹ không ngủ được, cũng chẳng thể tập trung vào việc gì “ mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc”, mẹ trằn trọc, suy tư nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của con và nhớ lại những hồi ức về ngày khai giảng đầu tiên của mình, nhớ về khoảnh khắc mẹ nắm tay bà ngoại bước vào cánh cổng của ngôi trường. Bao suy nghĩ triền miên khiến mẹ không thể chợp mắt, mẹ lặng lẽ ngồi ngắm nhìn đứa con đã chìm sâu vào giấc ngủ.
Đứa con lại hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ của mẹ, đó là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên như chính lứa tuổi của nó, đứa trẻ tuy cũng có những háo hức, hồi hộp trước ngày khai giảng đầu tuên của mình nhưng suy nghĩ đơn giản, hồn nhiên khiến cho đứa trẻ có thể chìm vào trong giấc ngủ một cách dễ dàng, bình yên “…cũng như một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Qua hình ảnh người mẹ và đứa trẻ, chúng ta cũng có thể nhận thấy những khác biệt về nhận thức ở từng lứa tuổi.
Đối với người mẹ thì đó là một sự kiện lớn lao của cuộc đời con mình, nhưng với đứa trẻ thì đó chỉ là sự háo hức mang tính bản năng tự nhiên nhất ở đứa trẻ. Thế ta mới thấy ở người lớn luôn có những suy nghĩ phức tạp, sâu sắc và có những trải nghiệm, kí ức để nhớ về. Còn với những đứa trẻ ngây thơ trong trắng thì suy nghĩ của chúng vô cùng đơn giản, hồn nhiên. Tuy nhiên, lí do người mẹ không ngủ được cũng được Lí Lan lí giải bằng những suy nghĩ sâu sắc từ tấm lòng nhân hậu, bao la của người mẹ.
Trước hết, người mẹ biết được ngày khai trường để vào lớp một là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của đứa con, cũng là một thời khắc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành ở mỗi người. Mẹ đã từng trải qua thời khắc thiêng liêng đó, đã có những kí ức, những kỉ niệm khó quên, bởi vậy nên người mẹ muốn đứa con có những kỉ niệm đẹp nhất, có thể trải nghiệm cảm xúc xao xuyến, rạo rực, mong chờ mà cũng có những lo lắng trước bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời mình.
Ngày khai giảng của con cũng làm sống dậy trong tâm thức của người mẹ những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, đó là khi mẹ rụt rè nắm tay bà ngoại đến trường, là âm thanh tiếng đọc bài trầm bổng và sự lo lắng, ngỡ ngàng khi cánh cổng trường khép lại: “…mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”, “…mẹ tôi âu yến nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”.
Ngươi mẹ biết được, chờ đợi đứa con bên kia cánh cổng trường là một thế giới vô cùng tuyệt vời và thú vị, bởi ở đó đứa con sẽ trải qua bao nhiêu điều mới lạ, làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, làm quen được với những người bạn mới, có thể chủ động nắm giữ những kiến thức, dần dần trưởng thành với vốn tri thức phong phú của loài người. Đồng thời, qua việc học tập, đứa con sẽ thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
Như vậy, tác phẩm Cổng trường mở ra nói về những suy nghĩ của người mẹ đến ngày đi học đầu tiên của đứa con. Những suy tư trăn trở về tương lai của đứa con, sống lại trong dòng hồi ức của mình. Qua đó ta cũng thấy được cả một tấm lòng yêu thương, rộng mở của người mẹ, luôn mong những điều tốt nhất cho con của mình.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
NGÀY KHAI GIẢNG
NGAY KHAI GIANG
KHAI TRƯỜNG
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
TÁC PHẨM CỔNG TRƯỜNG MỞ RA