Trình bày về vấn đề tự học
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về vấn đề tự học Việc học tập đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, kiến thức là vô biên mà con người dù học tập suốt đời cũng chưa chắc lĩnh hội được toàn bộ kho tàng kiến thức to lớn ấy của nhân loại. Việc học mang lại cho chúng ta ...
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về vấn đề tự học Việc học tập đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, kiến thức là vô biên mà con người dù học tập suốt đời cũng chưa chắc lĩnh hội được toàn bộ kho tàng kiến thức to lớn ấy của nhân loại. Việc học mang lại cho chúng ta những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội cũng như những lĩnh vực khác của đời sống. Những hiểu biết đó sẽ là hành trang để con người có thể chinh phục thế giới, chinh phục ...
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về vấn đề tự học
Việc học tập đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, kiến thức là vô biên mà con người dù học tập suốt đời cũng chưa chắc lĩnh hội được toàn bộ kho tàng kiến thức to lớn ấy của nhân loại. Việc học mang lại cho chúng ta những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội cũng như những lĩnh vực khác của đời sống. Những hiểu biết đó sẽ là hành trang để con người có thể chinh phục thế giới, chinh phục cuộc sống của chính mình. Đó chính là sức mạnh lớn lao mà con người có thể nắm giữ. Nhưng để việc học thực sự phát huy đươc hiệu quả vốn có của nó thì người học cần có sự chủ động trong quá trình học, tức phát huy được ý thức tự giác và động lực từ bên trong. Mà trước hết đó là việc tự học.
Xưa nay, việc học tập luôn được chú trọng, đề cao, từ thời xa xưa, trong xã hội phong kiến, các thời đại đều chiêu mộ hiền tài bằng cách thông qua thi cử để tuyển chọn, đó là những người tài có thể giúp ích cho đất nước, cho nhân dân. Đó là những người có tri thức, hiểu biết đạo trị nước, giữ nước, và để được như vậy thì những nho sinh vô cùng coi trọng việc học, ngày đêm dùi mài kinh sử để chờ ngày lên kinh dự thi. Ngày nay cũng vậy, việc học được Đảng và nhà nước ta vô cùng coi trọng, coi việc đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Các trường học được xây dựng ở khắp nơi, trình độ giáo dục cũng ngày càng được cải tiến, chất lượng dạy và học cũng đã bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Học sinh được lĩnh hội những tri thức ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội, đây là nền tảng kiến thức để học sinh có thể bước vào đời với những hành trang vững chắc nhất. Việc học trên lớp là vô cùng quan trọng, vai trò của người thầy cũng giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng nội dung kiến thức. Thầy cô là người hướng dẫn, mang kiến thức đến cho người học một cách bài bản vì sự phát triển của học sinh. Chẳng những vậy mà từ xưa, vai trò của người thầy được đề cao, câu tục ngữ sau thể hiện được quan niệm này:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Tức: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”)
Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào những kiến thức mà thầy cô giảng dạy thì học sinh sẽ trở nên thụ động và không phát huy được năng lực cũng như tư duy sáng tạo của mình. Từ đó dẫn đến thực trạng mọi kiến thức thầy cô giảng dạy đều là chân lí, các em không có chủ kiến với những kiến thức ấy, do vậy mà việc học mang tính hình thức, không phát huy được trong thực tiễn của cuộc sống.
Vì vậy, để nâng cao tri thức, tầm hiểu biết cho bản thân thì người học cần chủ động hơn trong việc nắm bắt tri thức, tích cực hoạt động tự học, tự tìm tòi bên cạnh việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Bởi, trên lớp do thời gian học tập có hạn, thầy cô dù có nhiệt huyết đến mấy cũng không thể truyền tỉa được toàn bộ kiến thức trong một thời gian hữu hạn như vậy. Những kiến thức trên lớp mang tính cơ bản, cốt lõi nhất, và để hiểu hơn được những kiến thức ấy thì đòi hỏi học sinh cần phải có quá trình tự học ở nhà, đọc thêm nhiều tài liệu, sách vở về bài học để có những kiến thức chuyên sâu, mở rộng nội dung bài học.
Chẳng hạn, khi học về tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao thì học sinh cần đọc về tiểu sử, phong cách sáng tác của Nam Cao, cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này để hiểu hơn nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn truyền tải đến người đọc qua truyện ngắn này. Việc tự học sẽ mang lại cho học sinh một tinh thần chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội tri thức. Khi các em đã có một quá trình tự học ở nhà thì những kiến thức giáo viên giảng trên lớp cũng trở nên dễ hiểu, dễ thẩm thấu hơn rất nhiều.
Tinh thần tự học là một tinh thần tích cực, cần có ở mỗi học sinh, nó không những phát huy được tinh thần chủ động mà còn mang lại cho người học những kiến thức rộng lớn, ngoài phạm vi của sách vở. Vì vậy mà kết quả học tập của mỗi học sinh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt, việc học tập đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc tự học có thể thực hiện qua nhiều hình thức, học qua sách vở, báo chí, truyền thông…và một cách tự học cũng có rất nhiều hiệu quả, đó là việc học bạn. Những người bạn chơi cùng có thể học tập những điểm tích cực, đáng học hỏi ở nhau như câu tục ngữ:
“Học thầy không tày học bạn”
Như vậy, việc tự học có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình học tập của mỗi cá nhân. Một mặt, nó mang lại lợi ích trước mắt cho người học, đó chính là kế quả học tập tốt, mặt khác mang lại cho người học nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng, đó sẽ là hành trang cho mỗi học sinh để bước vào đời, là “tài sản” để con người khẳng định mình trong cuộc sống.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
TỰ HỌC
TU HOC
VẤN ĐỀ TỰ HỌC
Ý HIỂU CỦA EM VỀ VIỆC TỰ HỌC
VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC