Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Trong nền văn học trung đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nam tiêu biểu làm nên sự phong phú, giàu có của nền văn học Việt Nam thì còn có sự góp mặt của hai nữ thi sĩ, đó là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Bà Huyện ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan Trong nền văn học trung đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nam tiêu biểu làm nên sự phong phú, giàu có của nền văn học Việt Nam thì còn có sự góp mặt của hai nữ thi sĩ, đó là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Hai nữ thi sĩ này là những cây bút xuất sắc, để lại rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Nếu ở Hồ Xuân Hương ta luôn thấy được một cái tôi cá tính, sắc sảo khi đả ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nam tiêu biểu làm nên sự phong phú, giàu có của nền văn học Việt Nam thì còn có sự góp mặt của hai nữ thi sĩ, đó là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Hai nữ thi sĩ này là những cây bút xuất sắc, để lại rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Nếu ở Hồ Xuân Hương ta luôn thấy được một cái tôi cá tính, sắc sảo khi đả kích, châm biếm trực diện đối với xã hội và những người của giai cấp thống trị thì Bà Huyện Thanh Quan lại mang một chuẩn mực, khuôn mẫu của một nữ sĩ tài hoa. Trong đó, bài thơ “Qua đèo ngang” là một tác phẩm điển hình cho sự nhẹ nhàng và mẫu mực trong thơ của bà.
“Qua đèo ngang” là bài thơ viết về tình yêu dành cho quê hương, đất nước cũng như sự dãi bày một cách chân thành, xúc động tâm trạng thương nhớ, u buồn của nhân vật trữ tình khi nhớ về quê hương của mình, mà ở đây chính là Bà Huyện Thanh Quan viết về mình. Theo dòng chảy xuôi của cảm xúc, Bà Huyện Thanh Quan đã đi từ khung cảnh thiên nhiên, đất trời – cái nhân tố tác động đến tâm trạng, ngọn nguồn khơi gợi nỗi nhớ trong con người xa quê. Qua khung cảnh đó, nhà thơ tiếp tục dãi bày tâm trạng thương nhớ cũng sự nỗi cô đơn, lạc lõng của mình giữa nơi đất khách, quê người.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Bà Huyện Thanh Quan viết bài thơ này khi đang trên đường vào Huế nhận chức “cung trung giáo tập” – tức là chức quan thực hiện nhiệm vụ dạy nghi lễ cho các phi tần và cung nữ. Đây là mệnh lệnh do nhà vua ban chiếu, vì vậy không thể từ chối mà chỉ có cách thực thi. Ta cũng có thể thấy nữ sĩ tài hoa này rất được trọng dụng, tin tưởng. Trở lại bài thơ, đây chính là khung cảnh, không gian trên đường Bà Huyện Thanh Quan đi nhận chức, “đèo ngang” là tên của một con đèo, cũng là nơi mà tác giả dừng chân nghỉ ngơi lấy sức, chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo. Ở đây, không gian của Đèo Ngang được nhà cảm nhận trong khung cảnh “chiều tà”, đây là thời khắc cuối cùng của một ngày, là ranh giới thời gian giữa ngày và đêm.
Nếu ban ngày nhịp sống hối hả, khẩn trương thì khi chiều tà thì cái nhịp sống ấy dường như ngưng đọng lại để nhường không gian cho sự nghỉ ngơi. Chiều tà cũng là thời khắc mà những con người trong gia đình đoàn tụ, xum vầy. Trong không gian rộng, vắng của chiều tà, trong thời khắc gợi nhắc về sự đoàn viên của gia đình ấy, con người xa quê như Bà Huyện Thanh Quan tất yếu cảm nhận được sự hoang vắng trong khung cảnh, cô đơn trong tâm trạng: “Cỏ cây chen đá lá xen hoa”. Nhà thơ đã hiệp vần các từ ngữ như: “đá”, “lá”, “hoa” để diễn tả sự um tùm, khăng khít của những cỏ cây hoa lá, từ đó cũng gợi ra sâu sắc cảm giác rợn ngợp, hoang sơ của không gian.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điểm nhìn của nữ thi sĩ không chỉ dừng lại ở cảnh vật, mênh không gian mênh mông, choáng ngợp nhưng lại vắng vẻ, đìu hiu ấy. Cái nhìn của nhà thơ còn hướng đến những con người trong nhịp điệu của công việc, của cuộc sống. Đó chính là hình dáng “lom khom” của những người tiều phu, lom khom diễn tả được cái tư thế cần mẫn, chăm chỉ của những người tiều phu với công việc của mình. Trái ngược với không gian rợn ngợp, hoang vắng nơi Đèo Ngang, cũng là nơi nhà thơ đứng, thì không gian mà nhà thơ hướng tầm mắt đến, đó chính là không gian nhỏ hẹp của những con người, của những mái nhà “lác đác”. Từ láy “lác đác” diễn tả được khoảng cách thưa thớt của những mái nhà bên sông. Tuy nhiên, nếu cái không gian rợn ngợp của thiên nhiên khiến cho con người cảm thấy nỗi trống vắng, cô đơn thì không gian nhỏ, hẹp của con người lại khơi dậy mạnh mẽ nỗi nhớ gia đình, quê hương của tác giả.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Đến câu thơ này, nỗi lòng của nhà thơ được trải ra đầy tha thiết, đối tượng của nỗi nhớ ấy cũng được xác định, đó là nỗi nhớ quê hương “quốc quốc”, và nỗi nhớ gia đình nhỏ của mình “gia gia”. Ở trong câu thơ: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” , Bà Huyện Thanh Quan đã mượn một điển tích của Trung Quốc, đó là vua Thục bị mất nước, khi chết hóa thành con cuốc và đêm ngày cất tiếng kêu não nề “cuốc cuốc”. Mượn điển tích cổ này để nói về tâm trạng của mình, nhà thơ đã lột tả được thành công nỗi nhớ thương da diết của mình, nỗi niềm hoài tưởng về quá khứ tươi đẹp của đất nước. Từ nỗi nhớ đất nước, quê hương, nhà thơ hướng nỗi nhớ của mình đến một đối tượng cụ thể hơn nữa, da diết hơn nữa, đó là nỗi nhớ nhà “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Ở đây, Bà Huyện Thanh Quan đã dùng cách chơi chữ, dùng những hình ảnh, từ ngữ ngỡ như không liên quan nhưng lại gợi nhắc được sâu sắc tâm trạng thực tế của chính nhà thơ. Không gian cô quạnh, lòng người rợn ngợp nỗi nhớ thương, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, nỗi nhớ ấy của nhà thơ không thể dãi bày cùng ai, chỉ biết ấp ôm cho chính mình:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Trong cuộc hành trình dài, nhà thơ thể hiện sự lạc quan trong tinh thần, dù là nơi đất khách nhưng với tâm hồn nhạy cảm của một người thi sĩ tài năng, dù không gian có rợn ngợp, hoang vắng nơi Đèo Ngang thì nhà thơ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp riêng của địa danh này, cũng như non sông gấm vóc của quê hương “Dừng chân đứng lại trời non nước”. Hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được cái tươi đpẹ của non nước song nhà thơ vẫn chất chồng những tâm trạng riêng, tuy nhiên những nỗi niềm này nhà thơ chỉ giữ cho riêng mình: “Một mảnh tình riêng ta với ta”
Bằng tình cảm chân thực mà da diết, Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện một cách xúc động tình yêu quê hương, gia đình của mình, đồng thời cũng thể hiện một tâm hồn thơ chất chứa những nỗi buồn da diết, mà nỗi buồn ấy không được nhà thơ thể hiện một cách thái quá, khoa trương mà cứ nhẹ nhàng, da diết ấp ủ cho chính mình. Nhưng chính sự dung dị, nhẹ nhàng ấy lại gợi ra bao nỗi xúc động cho người đọc.