31/05/2017, 12:21

Phân tích bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên

Kẻ thuộc bậc đứng đầu tứ dân trong ngót chín thế kỉ (sĩ, nông, công, hương) mà giờ phải mài mực kiếm sống nơi hè phố. Thứ chữ mang đạo lí thánh hiền được bao thế hệ tôn sùng, chỉ để răn dạy và ngâm vịnh thanh cao mà lúc này đành đem ra so đo với "cơ chế thị trường". Tiết trời gần vào độ ...

Kẻ thuộc bậc đứng đầu tứ dân trong ngót chín thế kỉ (sĩ, nông, công, hương) mà giờ phải mài mực kiếm sống nơi hè phố. Thứ chữ mang đạo lí thánh hiền được bao thế hệ tôn sùng, chỉ để răn dạy và ngâm vịnh thanh cao mà lúc này đành đem ra so đo với "cơ chế thị trường".

Tiết trời gần vào độ cuối đông, ở các làng hoa Nhật Tân, Quảng Bá nhiều cành đào đã lấm tấm nụ. Những người trồng hoa đang tìm cách hãm cho đào ấp nụ lâu để chờ dịp Tết. Giữa việc làm ấy của người trồng hoa đào bây giờ với chuyện "vẫn ngồi đấy" kiên nhẫn của ông đồ già "muôn năm cũ" có gì giống nhau chăng? Vì kế mưu sinh, con người ta quá thừa kiên nhẫn. Nhưng ai mà chếngự được thời gian, chiến thắng được quy luật vần xoay của tạo hóa. Muộn chút thôi, rồi đào nở. Gượng sức tàn, rồi ông đồ cũng phải rút lui vào hậu trường của xã hội. Vũtrụ và lịch sử cứ thản nhiên thực hiện cái quy luật sinh thành, và đào thải không cùng. Nhưng lòng người không thể không xót xa, ngậm ngùi và chẳng thể dửng dưng khi đọc những hoài cổtha thiết của Vũ Đình Liên qua ông đồ.

Chuyện thất thế rồi lụi tàn của số phận ông đồ là lẽ tự nhiên. Biết thế, nhưng bài thơ của Vũ Đình Liên gợi mãi trong ta niềm ngậm ngùi thương cảm. Ngày ấy, chẳng phải thi sĩ Xuân Diệu đã từng ngỡ ngàng: "Ờ nhĩ! Sao hoa cũng phải rơi?" (Ý thu). Hoa nào tồn tại mãi với thời gian nhưng đây là một lời hỏi rất người, rất thi sĩ. Nghệ thuật là thế: tìm những cái bất thường trong cái bình thường, "thắc mắc" lại những điều "có lí". Cái tứ thơ của Ông đồ dường như chứa đựng sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí. Nếu lí trí lạnh lùng mách bảo: chuyện hoa phải rụng, vận ông đồ đến lúc phải suy là lẽ đương nhiên thìlàm sao có văn chương, nghệ thuật. Để viết được ông đồ phải có trái tim mẫn cảm, tình thương người mênh mông. Đáng chú ý, đây lại là trái tim, tinh tường của một người thuộc lớp mới, thuộc thế hệ trí thức Tây học (Vũ Đình Liên sinh năm 1913, làm bài thơ này khi mới 23 tuổi). Quả như Hoài Thanh nhận xét: Ông đồ là nơi gặp gỡ của hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ. Bài thơ là "lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta" trước "cái cảnh thương tâm của nền học Nho lúc mạt vận", "ông đồ vẫn ngồi đấy. Qua đường không ai hay" - nhưng có một người đã "hay", đã lặng lẽ, xót xa nhìn để viết nên bài thơ vào hàng tuyệt tác.

Người ấy không "phô" tình cảm bằng những lời lâm li mà biết dồn nén, ông đồ kể chuyện và tả cảnh theo trình tự thời gian. Đó là một bài thơ có cốt truyện hẳn hoi. Song từ trong câu chuyện được kể ấy lấp lánh ánh nhìn, âm vang giọng nói của một nhân vật trữ tình. Sự cố kết giữa sự và tình ấy được diễn tả thật dung dị và kiếm lời bằng thể thơ ngũ ngôn. Năm khổ thơ giàu tính tạo hình của điện ảnh mà giữa các cảnh là những khoảng trống mông lung:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ già và việc bán chữ của ông như đã thành một thường lệ trong đời sống của xã hội này: "Mỗi năm... Lại thấy...". Một khổ thơ mà có hoa đào nở (cũng mang ý nghĩa xác định thời gian), có phố đông người qua, có cả ông đồ già bên mực tàu, giấy đỏ... Nhà thơ như cao giọng phấn khởi, như tấm tắc cùng tiếng khen của bao nhiêu người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay".

Việc làm ấy cũng là điều cực chẳng đã, cũng là tủi, là tội nghiệp. Nhưng dẫu sao ởnhững năm ấy tài ông đồ còn được thuê, chữ ông đồ còn được trọng. Khi "Bày mực tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua" nghĩa là ông đồ đã chấp nhận thành kẻ bán. Kẻ bán thì cần người mua. Hàng hóa càng "có giá" khi được đông người mua. Lúc ấy có bao nhiêu người đang biết thường thức, biết xuýt xoa trước những nét bút như phượng múa rồng bay và có lẽ ông đồ đang tủm tỉm nụ cười mãn nguyện. Ta tưởng tượng ra cả đám đông đang chờ chực, đang xúm xít quanh ông đồ, cả bao ánh mắt thán phục, bao giọng nói trầm trồ trước những đường nét uốn lượn bay bướm. Và có riêng một người cứ lặng lẽ, trìu mến nhìn ông, nhìn cả đám đông kia...

Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Về mặt bố cục, câu thơ này có nhiệm vụ chuyển tiếp. Chuyển ý bằng lời kể trực tiếp - ấy là sự "thật thà", giản dị của bút pháp Vũ Đình Liên. Nhưng xét ra nó không "lạc giọng" bởi vẫn nằm trong mạch kể vào chuyện từ đầu. Hơn thế, đây là sự "thật thà cao tay" khi nhịp điệu của lời kể trở thành nhịp điệu của thời gian, nhịp điệu của suy thoái. "Mỗi năm mỗi vắng" - bước đi của thời gian gõnhịp cho từng nấc tàn suy của cánh bán mua quanh ông đồ. Khổ thơ thứ ba không tả ông đồ, chỉtả giấy, mực để ta hình dung ra cảnh ngộ, tâm trạng nơi ông:

Giấy đổ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Sự tách biệt "thắm" và "đỏ" càng khơi sâu vào nỗi buồn. Giấy vẫn đỏ một kiểu vô hồn, lặng lẽ. Mực vẫn đọng yên trong nghiên. Giấy và mực cũng buồn và sầu với chủ nhân của nó. Hai câu thơ trĩu nặng nặng nỗi ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay. Đến khổ thơ sau, trên giấy đỏ ấy lại lác đác lá vàng:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.

Đây là khổ giàu tính tạo hình nhất trong ông đồ. Bằng bản tính kiên nhẫn, bằng chút hi vọng mong manh vào người đời (và cả bằng gắng gỏi cho miếng cơm manh áo nữa) ông đồ vẫn ngồi đấy. Phố vẫn đông người qua. Chỉ khác là lúc này "không ai hay" sự có mặt của ông nữa. Còn đâu cảnh xúm xít, còn đâu bao lời tấm tắc ngợi khen quanh ông. Thủ pháp tương phản được vận dụng thật tự nhiên: cái "tĩnh" càng trởnên lặng hơn bên cái "động", cái "một" càng trở nên cô đơn, vón cục lại trước cái "nhiều", cái náo nhiệt. Trước mắt ta, ông Đồ ngồi bó gối nơi vỉa hè. Lá vàng rơi trên giấy không buồn nhặt. Mắt ngơ ngác, buồn rầu nhìn ra màn mưa bụi mịt mờ. Một không gian cảnh, một không gian người hiện lên mồn một như cảnh phim nổi đặc tả đầy sức gợi.

Khổ thơ kết thúc bài ông đồ chứng tỏ sự hội tụ, giao thoa với văn hóa thơ Đường, văn hóa thơ Pháp nơi tâm hồn giàu thương cảm của Vũ Đình Liên, "nhận diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong" (Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Nỗi buồn mênh mang ấy trong thơ Thôi Hộ thật gần với ý thơ của nhà thơ Pháp thế kỉ XV Francois Villon ởbài Những người mệnh phụ xưa mà chính Vũ Đình Liên tạm dịch: "Đừng hỏi những người phụ nữ ấy bây giờ ở đâu. Những người tài hoa son trẻ ấy tìm lại thế nào được. Tuyết mỗi năm tan một lần. Làm sao tìm được tuyết năm xưa". Niềm hoài cổở những tâm hồn lớn đã gặp nhau:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa.

Xuân lại về, đào cứ nở. Ấy là quy luật tuần hoàn bất diệt của tạo hóa. Đào đã nở từ khổ thơ đầu và lặng lẽ có mật suất bài thơ ồng đồ. Đào lại nở với khổ thơ cuối. Song màu thắm của đào lúc này chỉ làm tăng thêm cảm giác ngỡ ngàng trước sự trống vắng. Thủ pháp trùng điệp được vận dụng nhằm nhân mạnh cái thiếu, cái hụt. Các chữ "xưa", "muôn năm cũ" gợi sâu vào nỗi xa vắng, ngậm ngùi. Từ cảm nhận "cảnh đấy, người đâu", lời thơ thoắt trở nên da diết, ám ảnh trong niềm nhớ thương vời vợi:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Từ việc không còn thấy thân xác, nhà thơ cất lời hỏi tìm hồn. Thì ra, mối quan hệ giữa người viết thuê và bao nhiêu người thuê viết ởtrên chính là cuộc giao cảm kì diệu trong cõi tinh thần. Đó thực chất là nhu cầu cần đổi trao, tiếp nhận văn hóa giữa những kẻ thiện tâm chứ đâu phải chuyện mua bán bình thường. Trong tâm thức người Việt, chữ "hồn" gợi lên cái gì linh thiêng, bất tử. "Những người muôn năm cũ" ấy trước tiên là ông đồ, là bao thế hệ nhà nho đãlấy đạo Nho, chữ Nho làm lẽ sống. Trước luồn gió Âu hòa ào ạt thắng thế này, hồn họ đang trú ngụ nơi đâu?

"Những người muôn năm cũ" còn là "bao nhiêu người thuê viết" những năm xưa. Ởkhổ thơ thứ ba, đã một lần nhà thơ hỏi: "Người thuê viết nay đâu?". Những người ấy hoặc đã khuất, hoặc đã nhạt phai tình yêu thú chơi chữ Nho - Một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. Chính họ đã phũ phàng, đã vô tình đẩy ông đồ ngày một xa hoa đào nờ, xa mực tàu giấy đỏ.

Hỏi hồn "những người muôn năm cũ" hay cũng tự hỏi hồn mình? Lời "khấn khứa tưởng niệm" này có lẽ còn mang ý nghĩa âm thầm "ân hận sám hối". Vũ Đình Liên muốn khơi tìm cái "cũ" trong hồn của một lớp người mới - lớp người hiện đại như ông. Họ đã vô tâm lướt qua ông đồ, đã quên đi bóng dáng trong kí ức của chính tâm hồn mình. Tứ thơ của Villon ở trên hàm ý chấp nhận sự vĩnh biệt dĩ vãng, còn câu kết thúc bài ông đồ lại tha thiết ước mong tái ngộ với một nỗi niềm ân hận. Trong tầng sâu của nó, bài thơ ông đồ nhắc ta không phải chỉ cần thủy chung với người khác mà còn cần biết thủy chung với chính mình.

Trên năm khổ thơ ngũ ngôn, cả một dòng thời gian thấm thoát chảy trôi, cả một lớp người lùi xa về dĩ vãng. Cuốn phim ông đồ chẳng nhiều cảnh mà dung chứa quá trình vận động của một thời đại, thăng trầm số phận của một lớp người. Bài thơ thật giản dị từ bố cục đến ngôn từ nhưng đầy sức ám ảnh. Nếu nói rằng sức mạnh của thơ nằm nhiều ở các khoảng trống, ở sự im lặng giữa các từ thì Ông đồ là một dẫn chứng sinh động.

Chính vì dồn nén chặt, vì dành nhiều khoảng trắng nên ông đồ đã gợi ra nhiều cách hiểu. Khi phân tích bài thơ này, một vấn đề đặt ra: ông đồ biểu tượng cho cái gì? Sự thất thế, tàn lụi của ỏng nêu lên vấn đề gì? Điều dễ thừa nhận là ông đồ đã đánh động trong chúng ta nhiều tâm trạng: nỗi buồn hoài cổ, sự tiếc nuối quá khứ vàng son, lòng thương xót số phận hẩm hiu của những nhà nho... Nó chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người. Nhưng có nên từ sức ngân vang ấy của ông đồ mà cho rằng bài thơ là lời ai điếu cho "thậm chí cả một nền văn hóa từng vang bóng trong hàng chục thế kỉ". Có bắt ông đồ chịu đựng quá sức chăng khi đặt lên vai ông vấn đề số phận của nền văn hóa dân tộc? Sẽ là suy diễn lâm li khi hiểu chữ "hồn" ởdòng thơ cuối bài là "hồn nước", là " quốc hồn, quốc túy". "Hồn ởđâu bây giờ?" Đó là một câu hỏi đầy khắc khoải, vang lên như tiếng nói từ nghìn xưa vọng về. Thể xác con người và các giá trị vật chất khác có thể chỉ là những thoáng phù du ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng các giá trị tinh thần, cái "hồn" của một nền văn hóa, cái cốt cách tinh thần của một dân tộc, lại là những điều có ý nghĩa vĩnh cửu, tạo nên đặc trưng của một cộng đồng người nhất định. Do đó, mất đi cái "hồn" của một nền văn hóa cũng có nghĩa là "mất nước", một sự mất mát lớn lao và không gì có thể bù đắp được. Với những liên tường và cảm nhận khác nhau, câu hỏi của nhà thơ "Hồn ởđâu bây giờ?" cũng chính là những câu hỏi làm day dứt biết bao người Việt yêu nước và yêu văn hóa dân tộc: "Hồn nước ở đâu? Hồn thiêng sông núi là đâu? Quốc hồn quốc túy là đâu?... Trong hoàn cảnh mất nước hoặc khi văn hóa dân tộc bị xúc phạm và tha hóa thì những câu hỏi trên luôn đặt ra, như một sự thôi thúc của lương tâm, trách nhiệm và tình cảm yêu nước. Với ý nghĩa đó, bài thơ ông đồ cũng nằm trong truyền thống "chiêu hồn nước” của văn hóa Việt Nam, thể hiện phần nào tình cảm yêu nước của tác giả, tuy rằng tình cảm này còn khá mờ nhạt và mong manh. Để tôn vinhmột tác phẩm, người phân tích có khi ngỡ "quàng" vào nó càng nhiều vòng hoa giá trị càng hay. Nhưng thiện ý lắm lúc lại phản tác dụng, lại dễ gây "dị ứng" cho người tiếp nhận. Hình ảnh ông đồ viết chữ, theo chúng tôi, là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc. Nét đẹp ấy chưa hẳn đáng mất đi giữa thời buổi văn minh phương Tây ồ ạt xâm nhập và lấn át trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, nhất là ở chốn thị thành. Nhưng thực tế nó phải và đã mất đi (vì cái mới bao giờ cũng tiện lợi, cũng hấp dẫn hơn cái cũ, vì nó gắn với một lớp người ngày càng thất thế, già cỗi - kể cả về vị trí xã hội lẫn tuổi tác). Tiếc thương cho ông là ngậm ngùi trước sự thảm họa không tránh khỏi của một lớp người, sự mai một của một nét đẹp văn hóa dân tộc. Còn toàn bộ nền văn hóa dân tộc đâu chỉ nằm trong nếp thưởng thức chữ Nho và mất đi thói quen thưởng thức này đâu hẳn là tiêu tán mất cốt cách tinh thần dân tộc. Nội dung khái niệm văn hóa dân tộc phải xét trong sự tiếp diễn, trong quá trình vận động. Dẫu ngậm ngùi trước sự thất thế rồi triệt tiêu của chế độ học hành, thi cử bằng chữ Hán, của Nho giáo và nhà nho trong mấy mươi năm đầu thế kỉ này nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện đại hóa văn hóa, văn học là nhu cầu tự thân, là khuynh hướng tất yếu của đời sống tinh thần xã hội được kích thích bởi văn minh Phương Tây. Đó là một bước tiến bộ của văn minh. Trong nền văn hóa dân tộc, có thể đành phải mất đi, cỏ cái cần phải đổi thay đểthích ứng. Cũng từ đó, bản sắc văn hóa dân tộc ta không già cỗi, tàn lụi mà ngày một giàu có thêm được nâng lên những tầm cao mới.

Chúng tôi nghĩ rằng về nhận thức lí trí. Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ để khư khư mãi với mực tàu_giấy đỏ, để riết rộng trách cứ dòng người "Qua đường không ai hay" (trước "ông đồ vẫn ngồi đấy") kia. Song ông đồ rung cảm sâu xa tâm hồn bao bạn độc bởi nó là câu chuyện vềsốphận con người, vềđạo lí thủy chung với ông cha, với quá khứ. Những câu chuyện ấy càng đậm màu sắc cảm thương, càng là ta xúc động khi, thật độc đáo, gắn liền với một lớp người đáng kính, với một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức nhiêu thếhệ ngườiViệt.

Với tầm ý nghĩa trên, bài thơ Ông đồ sẽ tồn tại mãi với thờigian và bất chấp biên giới không gian. Trên dòng đời, càng đến gần điểm cuối, con người ta càng hay ngoái nhìn về quá khứ, càng có nhu cầu được các thếhệ sau đểtâm, trân trọng. Dòng thời gian cứ biến thiên bất tận, còn mỗi con người có mặt chỉ hữu hạn trên cõi đời... Bởi thế, đối với cả những người chưa hềthấy ông đồ, chưa hề thấy lối chữ tượng hình viết bằng mực tàu trên giấy đỏ, đối với con cháu chúng ta mãi sau này, bài thơ của Vũ Đình Liên vẫn thắp lên một nén tâm hương, vẫn như một lời nhắc nhủ thấm thía.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0