25/05/2018, 17:06

Cách hạch toán thành phẩm tài khoản 155 theo thông tư 133

Cách hạch toán thành phẩm tài khoản 155 Thông tư 133 được đưa vào sử dụng. Để thay thế cho quy định 48 trước đó từ ngày 01/01/2017 với một số điểm đổi mới đáng chú ý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý theo dõi thật kỹ. Để có thể theo kịp những thay đổi và thực hiện đúng. Kế Toán Việt Hưng ...

Cách hạch toán thành phẩm tài khoản 155

Thông tư 133 được đưa vào sử dụng. Để thay thế cho quy định 48 trước đó từ ngày 01/01/2017 với một số điểm đổi mới đáng chú ý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý theo dõi thật kỹ. Để có thể theo kịp những thay đổi và thực hiện đúng. Kế Toán Việt Hưng xin chia sẽ: 

Tham khảo:

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản 154 thông tư 133

Nguyên tắc hạch toán giá vốn hàng bán Tài khoản 632 theo Thông tư 133

1. Tìm hiểu kết cấu khi hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133

Hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133

Thành phẩm là những sản phẩm đã trải qua quá trình chế biến từ bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Hoặc thuê ngoài gia công. Đã trải qua kiểm nghiệm và đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến hành nhập kho. Gía trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm này. Sẽ được phản ánh vào tài khoản 155.

Việc hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133. Vẫn phải dựa trên việc hiểu rõ kết cấu của tài khoản này.

1.1. Bên Nợ gồm có:

– Trị giá bằng tiền của thành phẩm khi nhập kho

– Trị giá thành phẩm thừa sau khi kiểm kê

– Việc kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho. Được thực hiện cuối kỳ với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho

1.2. Bên Có gồm:

– Trị giá của thành phẩm xuất kho trên thực tế

– Giá trị thành phẩm thiếu khi kiểm kê

– Đầu kỳ sẽ thực hiện kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho

Tài khoản được hạch toán theo số dư bên Nợ là trị giá của thành phẩm tồn kho cuối kỳ trên thực tế.

2. Nguyên tắc cần biết khi hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133

Nguyên tắc hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133

2.1. Nguyên tắc giá gốc

Thành phẩm dù được sản xuất tại chính doanh nghiệp hay tại các đơn vị ủy thác. Đều phải được đánh giá dựa trên giá gốc bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất. Tuy nhiên cần xác định rõ nếu là chi phí sản xuất chung cố định. Thì sẽ phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm với trọng số dựa vào công suất của máy móc thiết bị. Còn đối với chi phí sản xuất biến đổi. Thì lại phân bổ chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm. Dựa trên chi phí phát sinh thực tế trong kỳ kế toán. Với những thành phẩm có được từ việc thuê gia công ngoài. Thì giá thành thực tế sẽ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phí thuê gia công và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc gia công.

2.2. Một số chi phí không được tính vào giá thành thành phẩm

– Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất khác phát sinh vượt mức

– Chi phí sử dụng để bảo quản hàng tồn kho nằm ngoài các chi phí bảo quản cần thiết theo quy định của chuẩn mực kế toán hàng tồn kho

– Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

2.3. Phương pháp thường được sử dụng để tính toán giá trị của thành phẩm hàng tồn kho

– Phương pháp giá thực tế đích danh

– Bình quân gia quyền

– Nhập trước – Xuất trước.

3. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn

Thì phải chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hàng ngày và ghi rõ ràng vào sổ theo giá hạch toán. Cuối tháng sẽ tính giá thực tế của thành phẩm nhập khi. Và tính toán giá trị chênh lệch làm cơ sở để tính toán giá thành thực tế của thành phẩm nhập và xuất kho trong kỳ kế toán.

Việc kế toán chi tiết thành phẩm vẫn phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ thành phẩm để đảm bảo tính cụ thể, chính xác.

Để tìm hiểu rõ hơn về cách hạch toán tài khoản 155 theo thông tư 133. Cũng như phương pháp kế toán trong một số giao dịch kinh tế cụ thể. Bạn có thể truy cập trực tiếp website https://lamketoan.vn/.

0