09/06/2018, 23:17

Cách đo vận tốc ánh sáng? - Câu hỏi hay

Tôi được biết vận tốc ánh sáng là khoảng 300.000km/s, nhưng làm cách nào để đo được vận tốc ánh sáng? (Lâm Hoài Phương) Ánh sáng có vận tốc khoảng 300.000 km/s. Ảnh minh họa: Astronomy Time ...

Tôi được biết vận tốc ánh sáng là khoảng 300.000km/s, nhưng làm cách nào để đo được vận tốc ánh sáng? (Lâm Hoài Phương)

Speed-of-Light-6336-1438931063.jpg

Ánh sáng có vận tốc khoảng 300.000 km/s. Ảnh minh họa: Astronomy Time

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Thì tôi bật cái bóng đèn, chạy 300.000 km nhận tín hiệu ánh sáng do cái bóng đèn kia phát, thấy chỉ hết 1s -> Tốc độ ánh sáng là 300.000 km/s - (Nguyen The Nghia)

Có một số cách xác định giá trị của c. Một là đo tốc độ thực của ánh sáng lan truyền, dựa trên nhiều thiên thể thiên văn học cũng như trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cũng có thể xác định gián tiếp giá trị của c từ những định luật vật lý mà hằng số này xuất hiện, ví dụ, bằng cách đo hằng số điện môi ε0 và hằng số từ môi μ0 và sử dụng liên hệ giữa chúng nhằm xác định c. Về mặt lịch sử, những kết quả chính xác nhất nhận được từ phép đo riêng rẽ tần số và bước sóng của chùm sáng đơn sắc, và tích của chúng cho giá trị c.
theo (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91c_%C4%91%E1%BB%99_%C3%A1nh_s%C3%A1ng)

Từ những tò mò và những câu đố, - năm tôi họi lớp 8 tôi đã tìm ra công thức tính cấp số cộng,
- Năm tôi học 12 tôi tìm ra công thức tính tiêu cự f của thấu kính, tính lại được hệ số tính khối lượng kim loại điện phân chính xác hơn SGK
Tôi không theo nghề nghiên cứu khoa học mặc dù tôi rất thích nó. Bây giờ tôi đã 33 tuổi khi đọc những câu hỏi như thế này tôi thấy tiếc nhiều lắm. Tôi khuyên các bạn trẻ nên làm những gì mình ước mơ, theo năng lực của mình, làm như vậy thì hiệu quả của nó cực kỳ lớn

Năm 1983 đơn vị mét được định nghĩa lại là "độ dài ánh sáng truyền qua chân không trong khoảng thời gian 1⁄299.792.458 của một giây",[81] và định nghĩa tốc độ ánh sáng được giữ giá trị cố định chính xác Bản mẫu:Val/sortkey299.792.458Bản mẫu:Val/angle m/s, như miêu tả ở dưới. Hệ quả là những phép đo chính xác về tốc độ ánh sáng thực chất mang lại kết quả đo chính hơn cho mét hơn là giá trị c. - (Hoàng Minh)

Mục hỏi đáp ngày càng thú vị. Câu trả lời ngoài một số bạn có ý troll vui ra luôn luôn có những "vị" có câu trả lời xứng đáng đi vào lịch sử. - (phutai1984)

Bố trí một khoảng cách, tính thời gian đi qua khoảng cách đó rồi nhân lên một giây - (liveinforest79)

Mấy bác xem lại sách giáo khóa vật lý lớp 12 đi, đo gián tiếp qua hiện tượng giao thoa ánh sáng. không phụ thuộc vào thời gian - (udthanhson)

Có một nhà bac học người Mỹ (tôi ko nhớ tên) đã làm thí nghiệm la làm một cái ống rỗng dài 1km. Một đầu ông đặt gương phản chiếu ánh sáng. Một đầu ông đặt nguồn sáng. Ông phát nguồn sang và nhận lại ánh sáng phản xạ. Ông đo thời gian từ lúc phát nguồn sáng đén lúc nhận lai ánh sáng phản xạ.ông đã thực nghiệm rất nhiều lần để có kết quả gần đúng như ngày nay. Sau này ông cũng thuc nghiệm như vậy nhung khoảng cách lớn hơn la đỉnh của hai ngọn núi gj đ. - (Yokura Nguyen)

Cũng như cách tính vận tốc mọi vật thể chuyển động thôi, lấy quãng đường chia cho thời gian ánh sáng đi hết quãng đường đó. Cuối thế kỷ 19 người ta đã tính được vận tốc ánh sáng bằng cách này rồi. Để phù hợp với công nghệ thời đó, họ đặt vài cái gương phản xạ ánh sáng (cách đó mấy chục km) làm ánh sáng dội đi dội lại nhiều lần và quay trở lại chính cái máy phát ánh sáng có bấm giờ tự động. Chính nhờ các phép đo vận tốc ánh sáng tinh vi thời đó mà Albert Einstein mới phát minh ra được thuyết tương đối đầu tk 20. - (Nhật Minh)

dựa trên việc đo quãng đường và thời gian ánh sáng đi hết quãng đường đó thôi. để đơn giản, người ta đặt nguồn phát ánh sáng và máy thu ánh sáng đó cùng một chỗ, và có gương phản xạ đặt cách đó một khoảng cách d nào đó. đo khoảng thời gian từ khi bắt đầu phát sáng, tới khi nhận được as phản hồi từ gương phản xạ, rồi áp dụng công thức v=2d/t là ra mà. (đây là cách đo hiện đại, đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, không phải cách cổ điển các nhà khoa học cận đại làm) - (mr bt)

Thì bác mua cái máy đo vận tốc ánh sáng - (mabu)

E=m*c^2 => c=sqr(E/m) - (Nô Nam)

Vậy ánh sáng mạnh có đi nhanh hơn ánh sáng yếu không??? - (Nguyễn Xuân Tân)

Muốn đo vận tốc của bất kỳ vật gì, người ta đều phải đo quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp vân tốc ánh sáng, vì nó quá lớn, nên khó khăn ở chỗ đồng hồ và quãng đường đều phải đo thật là chính xác. Các nhà khoa học phải có đồng hồ thật tốt, có một số dùng gương để ánh sáng phản xạ qua lại, nhưng khoảng cách giữa các gương cũng phải đo bằng thước tốt, và đảm bảo nó không dịch chuyển trong quá trình đo! - (BlackViva)

muốn đo tóc độ ánh sáng phải dùng máy gia tốc đo thời gian .Bố trí một khoảng cách, tính thời gian đi qua khoảng cách đó ,.vân tôc= quảng đường/thời gian - (trinhduykhanh)

Ngày trc chúng tôi làm thí nghiệm thì có máy phát ánh ánh, đối diện với máy là 1 gương phản xạ. Đo thời gian từ lúc bật đến lúc nhận lại (bằng máy). Lấy quang đường đó x2 chia thời gian là được. Kết quả tương đối giống lý thuyết. - (chinhngvan)

Dùng giao thoa kế nhé bác - (linh ngo phuong)

ng xưa nói nhanh như điện ko biết dòng điện tốc độ bnhiêu nhỉ - (Do Cuong)

E=MC => c=e/m - (Đoàn Dương)

Phụ thuộc vào công suất - (Nhubinh.pham79)

cách đơn giản nhất là bạn đặt 1 tấm gương cách bạn 150.000km, sau đó chiếu 1 tia sáng đến gương và chờ tia phản xạ, nếu sau đúng 1 giây thì bạn nhận được tia phản xạ là chính xác! Nếu bạn có đồng hồ đo khoảng thời gian nhỏ hơn thì càng giảm khoảng cách đặt gương lại gần hơn! OK? - (Kim Duc)

Thí nghiệm của Mai ken sơn và Mac ly dùng các gương bán phản xạ đặt trên các đỉnh núi làm ánh sáng đi lại nhiều lần tính quãng đường, đo thời gian thì ra kết quả đó. Sau này Vật lý lý thuyết cũng chứng minh đó là vận tốc lớn nhất và không phụ thuộc váo " so với cái gì". Xin đọc " Thuyết Tương đối"của Enstein... Chúc các bạn vui vẻ ... - (Minhtuan Bui)

Mình nghĩ đo như mấy bé tính vận tốc trong vật lý lớp 8 9 10 thôi. Cho quãng đường chạy rồi đo thời gian tới. Xong chia ra vận tốc? - (Điều Hạnh Phúc)

Bằng các công thức toán học gián tiếp có thể tính hầu như tất cả mọi thứ trên đời. Dĩ nhiên hoàn toàn có thể tính tốc độ ngay trên giấy hoặc thực nghiệm bằng các thiết bị điện tử cực kì chính xác. - (huynhcong tai)

lấy thước do. - (vinh lê)

lấy thước do. - (vinh lê)

dua theo nguyen tac phan xa cua anh sang - (thanhbanhg90)

Bạn có thể sử dụng cáp quang, vì cáp quang có thể quấn vòng và chuyền tải ánh sáng rất tốt và tùy chọn chiều dài có thể nối lại trên 300,000 km rồi bạn đưa ánh sáng vào một đầu còn đầu ra sẽ tính được tốc độ bao nhiêu thời gian - (tamlinhsvn)

Nta đo bằng 2 phương pháp:
phương pháp cổ điển:tính theo công thức v=s/t. phương pháp sử dụng 8 mặt cầu xếp thành hệ quang học sẽ tính được thời gian của ánh sáng truyền trong 1 quãng đường nhất định.nta tính được c=299796km/s ±4km ~ 3.10^8m/s.
phương pháp hiện đại: tính theo công thức c= λ. δ trong đó λ là bước sóng. δ là tần số tương ứng của ánh sáng.nhà bác học Eveson đã tính được c=299792km/s±0,001km/s ~ 3.10^8m/s nhé.ai học chuyên sâu về lý sẽ được học đến. thân! - (minhtunghg95)

Hay ghê - (tranhaphuons662)

vận tốc ánh sáng bằng một chia căn của tích hằng từ vs hằng tử - (hongdangscj989)

Thực tế là các nhà khoa học đo được vận tốc anh sáng gần 300k km/s tại hệ mặt trời rồi kết luận vận tốc ánh sáng là hằng số là hoàn toàn sai. Vận tốc ánh phụ thuộc vào mật độ năng lượng của không gian mà nó truyền qua. Trong hệ mặt trời thì bằng thì trung bình nó khoảng 300k km/s. Ra ngoài hệ mặt trời vận tốc ánh sáng sẽ thay đổi nó sẽ thay đổi càng lớn khi ra không gian giữa các thiên hà. Vậy nên mấy học thuyết cơ bản của vũ hiện đại như thuyết big baang vũ trụ mở rộng... là hoàn toàn sai bét. - (Lê tùng)

Cách thức người ta xác định giá trị của vận tốc ánh sáng là ntn ạ? - (Pé hữu)

0