Những đám mây có nhiều màu này là gì? - Câu hỏi hay
Chiều 13/6, tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, tôi thấy xuất hiện màu sắc lạ trên những đám mây. Ban đầu là màu tím nhẹ xong dần dần xuất hiện thêm màu xanh và màu vàng, một thời gian sau thì có các gợn sóng tạo nên cảnh sắc cực đẹp. Đây là hiện tượng gì và có liên quan tới ...
Chiều 13/6, tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, tôi thấy xuất hiện màu sắc lạ trên những đám mây. Ban đầu là màu tím nhẹ xong dần dần xuất hiện thêm màu xanh và màu vàng, một thời gian sau thì có các gợn sóng tạo nên cảnh sắc cực đẹp. Đây là hiện tượng gì và có liên quan tới cơn mưa to, dữ dội buổi tối hôm đó không? (Bùi Văn Tuyến, Hải Phòng)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Thời sinh viên hay nhìn thấy mây kiểu này, nhất là khi đói bụng! - (Bac Pham)
Hôm trước đi qua Hải Dương mình cũng may mắn có cơ hội chứng kiến. Tiếc rằng chụp điện thoại không lên được màu mây. Mây nhiều màu sắc xuất hiện khi ánh sáng mặt trời khúc xạ và sau khi gặp các tinh thể băng trong mây. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp trong thiên nhiên. - (Phương Hoa)
Lê Ngọc Linh:
Ngày nay, khoa học lý giải mây ngũ sắc được tạo ra nhờ hiện tượng nhiễu xạ. Khi được mặt trời chiếu sáng, các giọt nước nhỏ hoặc các tinh thể nước đá nhỏ trong các đám mây tán xạ ánh sáng trắng, còn các tinh thể nước đá lớn tạo quầng quang với những sắc màu như cầu vồng.
Hiện tượng mây ngũ sắc tương tự như hiện tượng cầu vồng. Tuy nhiên với cầu vồng cần đến một trận mưa và ánh sáng mặt trời, còn mây ngũ sắc chỉ cần những góc nhìn thích hợp giữa mây và mặt trời là ta có thể nhìn thấy. - (Duong Huy)
Đây là mây ngũ sắc. Mình nghĩ nó không hiếm lắm đâu. Mình thấy gần 4 chục lần rồi. - (Winter Spirit)
Đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời qua các lớp mây. Tùy theo độ dày của lớp mây và tính chất của mây (nhiều hay ít băng) mà độ khúc xạ của ánh sáng khác nhau. Hệ quả là sau khi bị khúc xạ tới mắt người quan sát sẽ thấy được các màu sắc khác nhau. Đồng thời còn phụ thuộc vào vị trí quan sát của người quan sát. Nếu đứng ở Thủy Nguyên thì bạn thấy các màu như hình chụp nhưng ở địa phương khác thì các màu chưa chắc đã như thế. - (DuyndHn)
Theo kinh nghiệm của bố mẹ mình nói lại là : Đây là mây ngũ sắc.chuyên để dự đoán về mức độ của cơn mưa : màu càng sặc sỡ và đậm thì ngay đêm hôm đó mưa sẽ rất to và đặc biệt rất nhiều nước.Mình thấy cũng đúng còn dựa vào khoa học thì mình chịu thoai. :) - (Minh)
LẦN SAU THẤY MÂY KIỂU ĐÓ THÌ ĐỀ PHÒNG CAO ĐỘ - (Binh Khanh Nguyen)
Mình đi nghĩa vụ bên Cam Ranh! Mình đã thất hiện tượng này và mình tự đặt tên cho nó là mât ngũ sắc hi. - (Cá Sấu Lên Bờ)
Mây như này người ta gọi là Mây ngũ sắc bác ạ...em gặp nhiều rồi, hôm nào trời nắng to thì lúc hoàng hôn thường xuất hiện. - (Đào Khanh)
ở mk bẮc Ninh nhìn rõ. - (Ba Phuong special)
Trong nhu chon cuc lac y nhi - (Hung Rau)
Hiện tượng tán xạ ánh sáng. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng, tập hợp 1 dây màu. Khi ánh sáng chiếu qua mọi lăng kính, ở đây là áng mây có nhiều hơi nước sẽ làm cho hiện tượng tán xạ xảy ra, ánh sáng trắng bị tách ra thành dây màu riêng biệt - (thai huu)
Hôm mình đi ĐÀ NẴNG lúc vừa xuống cap Bà Nà cỹng bắt gặp - (Huonghuynh171)
mình ở gần Đà Lạt. Gặp hoài. - (nguoitrennui)
Đây là ô-nhiễm của khói và chất độc đấy. - (Hiển)
Chỗ mình gọi là mây ngũ sắc hay mây cầu vồng thường chỉ xuất hiện vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn. - (Nguyễn Trọng Lâm)
Mây thất sắc (7màu) thì chuẩn hơn, :) - (hoaihai nguyen)
mây này là Cân đẩu vân của Songoku hjhj - (ndthong1114)
NÓ XUẤT HIỆN LÀ VÀI HÔM SAU SẼ CÓ MƯA GIÔNG .CÓ ĐỀU KHÔNG BIẾT CHO NÀO THÔI - (phucthanh745)
hay là hiện tượng nắng mưa bất thường == - (giangbaoink31)
đây chính là phản xạ ánh sáng từ điểm xuất hiện cầu vồng chiếu vào nên mới xảy ra hiện tượng này... - (Đỗ ngọc Sơn)