09/06/2018, 23:17

Nhịp sinh học của con người có mấy giờ? - Câu hỏi hay

Trong tự nhiên một số cây như cây hoa bốn giờ thì nở lúc 4h và một số động vật như gà có nhịp sinh học xác định. Vậy con người chúng ta có nhịp sinh học không? Nếu có thì nhịp sinh học chính xác là bao nhiêu giờ? Và chúng ta có thể thay đổi nhịp sinh học đó được không? ...

Trong tự nhiên một số cây như cây hoa bốn giờ thì nở lúc 4h và một số động vật như gà có nhịp sinh học xác định. Vậy con người chúng ta có nhịp sinh học không? Nếu có thì nhịp sinh học chính xác là bao nhiêu giờ? Và chúng ta có thể thay đổi nhịp sinh học đó được không? Bằng cách nào? (Trần Long)

ngu-6980-1438993711.jpg

Ảnh minh hoạ: blogspot

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Nhịp sinh học của người chính xác là 24 giờ 15 phút. Đây là nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Hàn Quốc. Ở người có một gene gọi là gene đồng hồ (clock gene) hoạt động gần giống như gene Gigantae (một gene điều khiển nhịp sinh học ở thực vật như ở cây hoa 4 giờ hay hoa 10 giờ, bạn có thể lên mạng đọc nghiên cứu về gene Gigantae). Gene đồng hồ này luôn có mặt tại khắp cơ quan như tim, bao tử nhằm điều khiển nhịp sinh học của từng cơ quan (nói nôm na là đồng hồ con) và luôn được đồng bộ với gene đồng hồ tổng (nói nôm na là đồng hồ tổng) nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan và cơ thể thống nhất với nhau. Bạn có thể kiểm chứng hãy ngủ bính thường không dùng báo thức gì hết sẽ thấy mỗi ngày bạn dậy chậm hơn 15 phút so với ngày hôm trước đó. Còn trong trường hợp bạn đăt báo thức (chẳng hạn lúc 6 h thì khi bạn thức dậy luc đầu sẽ cảm thấy còn buồn ngủ vì khi đo đồng hồ tổng và các đồng hồ con chưa được đồng bộ nhưng khi bạn tiếp xúc với nguồn sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) (nhớ rằng nguồn sáng nhân tạo không có tác dụng nhé) thì đống hồ tổng vay cãc đồng hồ con sẽ được khởi động và đồng bộ lại với nhau.
Để điều chỉnh nhịp sinh học trong chuyên ngành cognitive science (tạm dịch là khoa học nhận thức) đã chỉ ra có ba cách sau
cách 1: Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cách này dành cho phải thức trắng đêm làm việc và không có thời gian ngủ bù, hoặc làm theo ca không cố định, hoặc làm ba ca một ngày. Theo cách này khi bạn tiếp xúc ánh sáng mặt trời vào ngày hôm sau (vd sau khi làm ca đêm, đến sáng công việc buộc bạn làm thêm cả sáng nữa thì trước khi đi làm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì đồng hồ tổng và các đồng hồ con sẽ được khởi động và đồng bộ lại, bạm sẽ cảm thấy tỉnh táo trở lại nhớ chỉ là ánh sáng mặt trời nhé ãnh sáng nhân tạo không có tác dụng. Mình làm theo cách này khi phải nghiên cứu khoa học để bảo vệ luận án khoa học và khá hiệu quả.
Cách 2: Áp dụng nguyên 52 mở 17 tắt. Tức là cứ sau mỗi 52 phút nãi và cơ thể hoạt động (52 mở) thì bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi 17 phút (17 tắt). Cách này hiệu quả bạn sẽ tràn đầy năng lượng và ý tưởng như nhân vật nam chính trong phim Phenomenon. Ý tưởng sẽ đến như thác lũ luôn đấy. Cách này mình cũng thử rồi. Nhưng với cách này thì không áp dụng khi bạn đang đi xe trên đường ( khi bạn đi từ nhà đến chỗ làm trong thời gian hơn 1 tiếng thì bạn ko thể nào canh đúng 52 phút rồi dừng lại 17 phút nghỉ ngơi và cũng ko áp dụng làm công việc văn phòng hay làm công việc kéo dài trong khoảng thời gian không xác định và không có tính chất lập lại nhé
Cách 3 kém hiệu quả hơn cách hai nhưng phù hợp với đa số đối tượng.Sau khoảng từ 5 đến 6 tiếng cơ thể hoạt động hảy chợt mắt ít nhất 5 phút. Rồi sau đó tiếp tục làm việc cp thế lặp đi lặp lại. Dùng các giấc ngủ ngắn (nap) sẽ tăng hiệu suất làm việc hơn giấc ngủ dài, và cũng làm bạn mình mẫn hơn . Cách này mình cũng đã thử rồi, khá tốt.

Một lưu ý quan trọng gửi đến Long là dù bạn có buộc cơ thể bạn thay đổi nhịp sinh học vốn có của bạn như thế nào cũng phải cơ thể luôn có xu hướng quay trở lại nhip sinh học ban đầu. Việc phá vỡ nhịp sinh học ban đầu của cơ thể sẽ làm thay đổi giấc ngủ có thể dẫn đến các bệnh về giấc ngủ, vì các sóng não (brainwave) đặc biệt là sóng theta sẽ bị rối loạn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hai trạng thái của giấc ngủ là Non-REM và REM thậm chí có thể dẫn đến chứng ngủ rũ (narcolyse), cơ thể sẽ suy nhược đấy. Ngoài ra cũng phải ăn uống đủ chất, tránh chất kích thích, và phải ngủ bù nếu như bạn thức trắng nhiều đêm nhé - (Navat)

Có nhiều người chắc nhịp sinh học khoảng 25 giờ. Vì khi họ ngủ muộn hơn hôm trước 1 giờ và dậy muộn hơn 1 giờ sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn. Có nghĩa là sau mỗi ngày hoạt động bị muộn hơn 1 giờ. Sau 24 ngày sẽ quay vòng trở lại nhưng vì phải đi làm họ không được phép làm như vậy. - (Bình)

nhịp sinh học có 24h bạn ạ. và có thể thay đổi nhịp sinh học đó bằng việc thiết lập "phản xạ có điều kiện".
còn phản xạ có điều kiện là thế nào thì bạn tìm google nhé. :3 thân! - (Le Cuong)

mình nghĩ có 4 giờ là sáng trưa chiều tối và đêm - (anh4conbac8)

Có thể nói con người cũng có nhịp sinh học như hầu hết các động thực vật khác.nhịp sinh học dc chia ra thành 8h mỗi nhịp.nhưng nhịp sống sinh học của con người bị ảnh hưởng,chi fối bởi cuộc sống tốc độ pt của ngành công nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy và tuổi thọ giảm đi,bệnh tật cũg tăng lên... - (Lô Anhđài)

Nhịp sinh học của con người có 4 giờ . Ăn , giải trí , đi ngủ , đi làm(hoặc đi học). - (Nguoidung)

0