các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát tán
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TÁN NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ - Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến các qúa trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. - Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TÁN
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
- Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến các qúa trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển.
- Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ.
- Hơn nữa nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến qúa trình bay hơi các dung môi hữu cơ, quá trình trao đổi nhiệt và sức khỏe của người lao động...
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến qúa trình chuyển hóa các chất trong không khí. Khi độ ẩm lớn các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh hơn xuống mặt đất. Độ ẩm lớn cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, phát tán vào không khí và dễ bám vào các hạt bụi phát tán đi xa, phát tán bệnh tật….
GIÓ
- Gió ảnh hưởng đến quá trình lan truyền các chất trong khí quyển.
- Khi Vgió lớn, khả năng lan truyền các chất ô nhiễm xa và có tác dụng pha loãng nhanh với không khí sạch.
- Vgió phụ thuộc vào chênh lệch áp suất khí quyển. Khi xây dựng nhà máy, cần phải có đầy đủ số liệu về tần suất gió, tốc độ gió theo từng hướng, từng mùa trong năm tại khu vực xây dựng công trình.
- Khi Vgió nhỏ, Δh tăng, nhưng cột khói giữ cấu trúc dày đặc lâu hơn và khó lan truyền trong khí quyển.
- Khi gió mạnh Δh giảm xuống gần bằng không.
- Tồn tại Vgió mà khi đó nồng độ cực đại của chất ô nhiễm tại mặt đất do một nguồn thải đạt giá trị lớn nhất và được gọi là Vgió nguy hiểm.
ĐỘ BỀN VỮNG KHÍ QUYỂN
Anh hưởng của sự phân tầng nhiệt độ đến phát tán
Anh hưởng của sự nghịch đảo nhiệt độ đến phát tán
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH KHÔNG BẰNG PHẲNG
- Bề mặt của địa hình ảnh hưởng đến tốc độ gió và hướng gió (gió đất và gió biển).
- Thông thường, vào buổi sáng, không có sự chênh lệch áp suất và do đó cũng không có gió (hình 4.3a ).
- Vào buổi chiều, lớp không khí trên bề mặt của vùng duyên hải nóng hơn lớp không khí ở ngoài đại dương, do đó lớp không khí bên trên di chuyển ra phiá đại dương và lớp không khí bên dưới di chuyển từ ngoài đại dương vào, ta có gió biển (hình 4.3b ).
- Vào ban đêm, nhiệt độ lớp không khí sát mặt đất nguội đi nhanh chóng và gió thổi theo chiều ngược lại, ta có gió đất (hình 4.3c).
- Với địa hình núi - thung lũng, trong một ngày lớp không khí gần sườn núi nóng nhanh hơn lớp không khí có cùng độ cao so với mực nước biển nhưng ở xa núi hơn. Điều này gây ra một trường áp suất về phía núi và không khí được đẩy về phía sườn núi tạo ra gió. Vào buổi chiều thì ngược lại, gió từ sườn núi sẽ thổi về phía thung lũng. Chùm khói phụt khỏi ống khói đặt trong thung lũng sẽ bị giữ lại trong thung lũng, nồng độ chất ô nhiễm tập trung cao hơn (hình 4.4).
Anh hưởng của địa hình núi - thung lũng
ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ CAO TẦNG ĐẾN PHÁT TÁN
- Đối với nhà có bề ngang hẹp, đứng độc lập (b < 2,5h):
Hgh = 0,36.l + 2,5.h
- Đối với nhà có bề ngang rộng, đứng độc lập (b≥ 2,5h):
Hgh = 0,36.l + 1,7.h
- Đối với nhóm nhà:
Hgh = 0,36.(l + x) + h
Với b: bề dài của nhà theo chiều gió thổi.
h: chiều cao nhà
l: khoảng cách từ mép tường sau của nhà tới nguồn ô nhiễm
x: khoảng cách giữa hai nhà.
Những nguồn gây ô nhiễm có chiều cao lớn hơn Hgh được gọi là nguồn cao, ngược lại gọi là nguồn thấp.