Các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là môn khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích hoạt động kinh tế phải dựa vào những lý luận cơ bản của ...
Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là môn khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích hoạt động kinh tế phải dựa vào những lý luận cơ bản của các môn kinh tế chính trị học, kinh tế học và những môn kinh tế chuyên ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp còn căn cứ vào các đường lối, chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế. Đó là sự nhận thức và vận dụng các lý luận khoa học, kinh tế của Nhà nước trong những điều kiện phát triển lịch sử cụ thể của một đất nước mà đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phải thực hiện nghiêm ngặt. Do vậy mà việc nghiên cứu nắm vững các chế độ, chính sách và pháp luật kinh tế của Nhà nước là một trong những cơ sở để phân tích hoạt động kinh tế. Để phân tích doanh thu bán hàng chúng ta sử dụng các phương pháp sau:
So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác nhằm mục đích là thấyđược sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng. So sánh là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học trong đó có phân tích hoạt động kinh tế nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
-So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng giảm.
-So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
-So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ khả năng phấn đấu của đơn vị.
-Ngoài ra cũng có thể so sánh giưa doanh thu bộ phận với doanh thu tổng thể để thấy được vai trò vị trí của bộ phận trong tổng thể đó.
Để đáp ứng phương pháp so sánh trong phân tích doanh thu bán hàng thì các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất, tức là phản ánh cùng một nội dung kinh tế, phản ánh cùng một thời điểm hoặc cùng một thời gian phát sinh và cùng một phương pháp tính toán.
So sánh tuyệt đối:
Là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Số tuyệt đối có thể tính bằng giá trị, hiện vật, giờ công và làm cơ sở để tính trị số khác.
So sánh tương đối: Là kết quả so sánh giữa số kỳ phân tích với số kỳ đã đượcđiều chỉnh theo hệ số chỉ tiêu có liên quan theo quyết định quy mô của chi tiêu phân tích.
-Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa mức độ doanh thu đạt được trong kỳ phân tích so với mức doanh thu cần đạt mà kế hoạch đặt ra.
-Số tương đối kết cấu (tỷ trọng): biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu doanh thu bộ phận với doanh thu tổng thể để thấy được vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
-Số tương đối đồng thái thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu qua các kỳ.
+So sánh định gốc:
+So sánh liên hoàn:
+So sánh bình quân:
Trong đó: T1, T2 ...Tn là tỷ lệ phát triển liên hoàn qua các năm.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích.
Trình tự áp dụng phương pháp liên hoàn:
Bước 1: Xác lập công thức tính doanh thu với các nhân tố ảnh hưởng có thể tính được sự ảnh hưởng tuỳ theo điều kiện cho phép
Ví dụ : Khi phân tích doanh thu bán hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản là số lượng hàng bán và đơn giá bán.Hai nhân tố đó có sự liên hệ với doanh thu bằng côngthức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Hay: M = q x p
Trong đó: M: Là doanh thu bán hàng
q:Số lượng hàng bán
p : Đơn giá bán.
Bước 2: Xắp xếp vị trí các nhân tố trong công thức
Phải tuân theo một trật tự nhất định đảm bảo theo nguyên tắc nhân tố số lượng trước , nhân tố chất lượng sau hoặc nhân tố quan trọng trước , thứ yếu sau.
Theo ví dụ trên thì ta có: M = q xp.
Bước 3: Tiến hành thay thế để xác định ảnh hưởng.
Việc thay thế dựa theo quy tắc sau:
Quy tắc : Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến đói tượng cần phân tích bằng phương pháp liên hoàn ta cho nhân tố đó biến động từ kỳ gốc sang kỳ báo cáo rồi cố định nhân tố đứng trước nó bằng số liệu kỳ báo cáo và nhân tố đứng sau nó bằng số liệu kỳ gốc. Anh hưởng của hai nhân tố đó đến đối tượng phân tích chính bằng hiệu số của lần thay thế sau với lần thay thế trước (hoặc với số liệu kỳ gốc nếu là lần thay thế thứ nhất).Quy định này kể từ trái sang phải của công thức
Vận dụng quy tắc này vào ví dụ trên ta có:
M = q x p
+ M thay đổi do nhân tố q:
+ M thay đổi do nhân tố p:
Bước 4: Cộng ảnh hưởng của các nhân tố rồi đối chiếu với tăng giảm chung của đối tượng phân tích để rút ra nhận xét
Phương pháp số chênh lệch là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, điều kiện, phạm vi áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp công thức tính doanh thu có dạng tính số, số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu có ít chữ số và là số nguyên. Cách tìm này đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn và cho phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối như cân đối giữa vốn và nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa nhập kho, xuất kho và tồn kho. Phương pháp cân đối được sử dụng trong phân tích nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phát hiện số mất cân đối cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm và các hoạt động tiềm năng cần khai thác.
Ví dụ: Vận dụng phương pháp cân đối vào chỉ tiêu lưu chuyển hàng hoá qua công thức như sau:
Hàng tồn Hàng nhập Hàng bán Hao Hàng tồn
+ = + +
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ hụt cuối kỳ
hay: D1 + N = B + H + D2
=> B= D1 + N - D2 - H
Trong đó: B : hàng bán ra trong kỳ
D1: hàng tồn cuối kỳ
D2: hàng tồn cuối kỳ
N : hàng nhập trong kỳ
H : hao hụt
Từ những mối quan hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi một chỉ tiêu khác.
Ngoài những phương pháp phân tích doanh thu trên người ta còn sử dụng các phương pháp sau để phân tích doanh thu:
-Phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ, tỷ suất .v.v...
-Phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ phân tích.
-Phương pháp dùng toán kinh tế.