12/05/2018, 23:22

Các phương pháp chứng minh 2 đường thẳng song song trong không gian

Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng trong không gian Phương pháp 1: Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P), ta chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b song song với mặt phẳng (P) (a và (P) không có điểm chung) Phương ...

Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng trong không gian

Phương pháp 1: Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P), ta chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b song song với mặt phẳng (P) (a và (P) không có điểm chung)

Phương pháp 2:  Muốn chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng ta chứng minh đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng và song song với một đường thẳng nào đó nằm trong mặt phẳng.

Phương pháp 3:   Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P) ta chứng minh đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (Q) mà (Q) // (P)

Giao điểm, thiết diện:

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho tứ diện ABCD .Gọi I ,J lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và ABD. Chứng minh  : IJ ∕ ∕ CD

Bài giải

chung minh 2 duong thang song song 1

Gọi E là trung điểm của AB. theo tính chất trọng tâm ta có tỉ số  EJ/ED = EI/EC = 1/3 ( Tính chất trọng tâm) 

→ IJ // CD ( Định lí talet đảo )

Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD với  đáy ABCD là hình bình hành .Gọi A’ ,B’ , C’ ,D’ lần lượt là trung điểm các cạnh SA , SB , SC , SD

  1. Chứng minh A’B’C’D’ là hình bình hành
  2. Gọi M là điểm bất kì trên BC . Tìm thiết diện của (A’B’M) với hình chóp S.ABCD

Bài giải

chung minh hai duong thang song songChứng minh A’B’C’D’ là hình bình hành :

 Trong tam giác SAB, ta có : A’B’ // AB                                                                                                                                            

 Trong tam giác SCD, ta có C’D’//CD  Mặt   khác AB // CD    →  A’B’  // C’D’

  Vậy : A’B’C’D’ là hình bình hành

Tìm thiết diện của (A’B’M) với hình chóp S.ABCD:

  Ta  có : AB  ∕ ∕  A’B’ và  M  là điểm chung của (A’B’M) và (ABCD)

 Do đó giao tuyến của (A’B’M) và (ABCD) là  Mx  song song   AB và A’B’. Gọi   N = Mx ∩ AD

Vậy :  thiết diện là hình thang A’B’MN

 Bài 3: 

Cho hình chóp S.ABCD với  đáy ABCD là hình thang với cạnh đáy AB  và CD (AB >CD).  Gọi M , N  lần lượt là trung  điểm các cạnh SA , SB

  1. Chứng minh : MN ∕ ∕ CD
  2. Tìm P = SC ∩ (ADN)
  3. Kéo dài AN và DP cắt nhau tại I.  Chứng minh : SI  ∕ ∕ AB  ∕ ∕ CD . Tứ giác SABI là hình gì ?

Bài giải

chung minh 2 duong thang song song

Chứng minh : MN ∕ ∕ CD :

 Trong tam giác SAB, ta có : MN  ∕ ∕ AB

 Mà   AB  ∕ ∕  CD  ( ABCD là hình thang )

Vậy : MN ∕ ∕  CD

Tìm P = SC ∩ (ADN):

  • Chọn mp phụ (SBC) ⊃ SC
  • Tìm  giao tuyến của (SBC ) và (ADN)

Ta có :  N là điểm chung của (SBC ) và (ADN)

 Trong (ABCD), gọi  E = AD ∩ AC

→ ( SBC) ∩ (ADN ) = NE  

  • Trong (SBC), gọi  P = SC ∩ NE                                                                                                    

  Vậy : P  = SC ∩ ( ADN )

Chứng minh : SI // AB //  CD . Tứ giác SABI là hình gì ?

SI = (SAB) ∩(SCD)

AB // CD

→ SI // AB // CD (1)

Trong tam giác SAI có SI // MN , SI = 2MN  và AB = 2 MN → SI = AB (2)

Từ (1) và (2) → SABI là hình bình hành

Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (đáy lớn AB). Gọi I, J lần lượt là trung điểm  AD và BC , K là điểm trên  cạnh SB sao cho SK = 2/3SB .

  1. Tìm giao tuyến của (SAB) và (IJK)
  2. Tìm thiết diện của (IJK) với hình chóp S.ABCD. Tìm điều kiện để thiết diện là hình bình hành

Bài giải

chung minh 2 duong thang song song 2

Tìm giao tuyến của (SAB) và (IJK):

  Ta  có : AB  ∕ ∕  IJ và  K  là điểm chung của (SAB) và (IJK)  Vậy : giao tuyến là đường thẳng Kx  song song AB

Tìm thiết diện của (IJK) với hình chóp S.ABCD :

 Gọi   L = Kx ∩ SA

 Thiết diện  là hình thang  IJKL

Do : IJ là đường trung bình của hình thang ABCD → IJ = 1/2 (AB + CD)

Xét  tam giác SAB có :  LK/AB = SK/SB = 2/3   →  LK =2/3.AB

IJKL là hình bình hành ↔ IJ  =  KL ⇔ 1/2.(AB + CD)  = 2/3.AB ⇔ AB  = 3.CD

Vậy : thiết diện IJKL  là hình bình hành  ⇔ AB  =  3.CD

Bài 5: Cho hình chóp S.ABCD có  đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M ,N ,P , Q  lần lượt là các điểm nằm trên   các cạnh  BC , SC , SD ,AD sao  cho MN // BS , NP // CD , MQ // CD                                                                        

  1. Chứng minh : PQ // SA.
  2. Gọi  K =  MN ∩ PQ. Chứng minh điểm K nằm trên đường thẳng cố định khi M di động trên cạnh BC.

Bài giải

chung minh 2 duong thang song song 3

Chứng minh : PQ // SA.

Xét tam giác SCD.  Ta có : NP // CD  ↔    DP/SD = CN/CS (1)

tương tự MN // SB ta có CN /CS = CM/CB (2)

Ta có MQ // AB → CM / CB = DQ/ DA (3)

từ (1), (2) và (3) DP / DS = DQ / DA → PQ // SA

0